Đối với các hãng công nghệ, những người quản lý sản phẩm xuất sắc thực
sự được coi là những viên kim cương quý báu. Vậy một PM (product
manager) cần hội tụ đủ những kỹ năng nào ?
Tại thung lũng
công nghệ nổi tiếng nhất thế giới, việc tìm ra những người quản lý sản phẩm
giỏi là rất khó, do đó, chọn ra được 1% trong số những người quản lý xuất
sắc nhất được coi là việc gần như "bất khả thi."
Ian McAllister,
một trong số những quản lý sản phẩm giỏi nhất của Amazon đã có những giải
thích thú vị trên mạng xã hội hỏi đáp Quora về công việc: "làm thế
nào để trở thành một quản lý sản phẩm xuất sắc ?". Những người này phải
hội tụ đủ từ kỹ năng cho đến kiến thức để thấu rõ mọi điều
dù là nhỏ nhất về các sản phẩm của một doanh nghiệp.
Quá nhiều nhà
quản lý sản phẩm suy nghĩ quá lớn và đâm đầu vào các vấn đề phức
tạp
Những nhà PM
(Product Manager) xuất sắc sẽ không tự giới hạn bản thân trong những nguồn lực
hiện có hay lệ thuộc quá nhiều vào môi trường kinh doanh. Họ luôn chủ động
tìm kiếm nhiều phương án thay thế khác nhau. Thay vì bắt tay vào thực hiện
ngay một công việc lớn và phức tạp, họ nhắm đúng thời cơ và xây dựng nhiều
kế hoạch đơn lẻ nhằm thu được những lợi ích tối ưu, sau đó
tập trung những kết quả thu được để phục vụ cho mục tiêu cao hơn.
Luôn biết
cách đàm phán tốt
Top 1% những
người quản lý sản phẩm giỏi nhất luôn biết có những luận điểm tranh luận
rất rõ ràng và có sức thuyết phục. Họ sẽ sử dụng phân tích dữ liệu nếu cần,
nhưng ngoài ra, họ còn chú trọng tới cả quan điểm, thành kiến của người
khác, sự tin tưởng của cấp trên,..v..v...từ đó thu được những nguồn
lực và sự ủng hộ cần thiết cho công việc của họ.
Thực hiện mọi
việc dễ dàng
Họ có thể hoàn
thành 80% giá trị dự án chỉ với 20% nỗ lực bỏ ra. Họ hành động
lặp đi lặp lại, cho ra nhiều các sản phẩm, dịch vụ mới và luôn biết cách
hoàn thành các đầu việc được đề ra.
Biết cân bằng và
linh hoạt giữa các chiến lược
Các
nhà quản lý
sản phẩm giỏi luôn điều chỉnh hợp lý những sự đầu tư cho
hoạt động kinh doanh nền tảng với những chiến thuật "du kích" thắng lợi
chóng vánh. Họ cũng biết linh hoạt đưa ra chiến lược kinh doanh tấn công
(nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu) hay phòng thủ (nhằm dẹp bỏ các trở
ngại hiện có) vào
thời điểm hợp lý.
Đưa ra được
các dự báo có độ chuẩn xác
Để trở thành PM
giỏi cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa những kinh nghiệm trong quá khứ
với những điều kiện môi trường kinh doanh hiện tại để đưa ra
những tiên đoán hợp lý cho tương lai. Họ đồng thời phải có khả
năng đánh giá những ích lợi công ty thu được trong từng
dự án khác nhau, từ đó sắp xếp các thứ tự ưu tiên trong kinh doanh.
Không bao
giờ đặt giới hạn cho bản thân
Họ luôn làm mọi điều
cần thiết để chuyển hàng đúng giờ, họ sẵn sàng vào kho thực hiện
những công việc chuyển hàng tay chân, họ tranh luận, thậm chí cả "cãi
lý" với các phòng ban khác để mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt
nhất tới tay khách hàng.
Nắm rõ những công
nghệ phúc tạp trong mỗi sản phẩm
Tuy không cần có
bằng cấp về khoa học nhưng họ cần phải biết được những công nghệ nội hàm
trong các mặt hàng. Họ sẽ liên kết với các nhà phát triển để nắm rõ cũng
như lường trước những thắc mắc về sản phẩm từ phía người dùng.
Biết cách tạo nên
những thiết kế ấn tượng
Dù không cần phải
là chuyên gia thiết kế, người quản lý xuất sắc phải biết phân biệt rõ giữa
một thiết kế "tốt" với một thiết kế "tuyệt vời", và đương nhiên, "tuyệt với" mới luôn là đích ngắm của họ.
Kỹ năng viết tốt
Dù là gõ phím hay
viết tay, họ cần phải có kỹ năng sử dụng câu chữ thật tốt, rõ nghĩa, súc tích
nhằm truyền đạt nguyên vẹn ý tưởng cho đội ngũ cộng sự hoặc
gây ấn tượng, thiện cảm với khách hàng và đối tác.
Theo TTVN/Businessinsider