Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

6 chiến lược để tự tin làm ăn với các thương hiệu lớn

“Nếu tôi muốn phát triển nhanh chóng thì cách tốt nhất là…hợp tác với các công ty lớn nhất thế giới. Họ có thể giúp bạn đẩy nhanh tiến trình hơn bất kì công ty nào khác” - Giám đốc TerraCycle.



Ngay từ khi bắt đầu mở công ty vào sáu năm trước, Tom Szaky, giám đốc công ty phân bón TerraCycle đã không bao giờ bán sản phẩm của mình cho những cửa hàng nhỏ lẻ. Thay vào đó ông bán cho Wal-Mart. Ông cho biết: “nếu tôi muốn phát triển nhanh chóng thì cách tốt nhất là…hợp tác với các công ty lớn nhất thế giới. Họ có thể giúp bạn đẩy nhanh tiến trình hơn bất kì công ty nào khác”.

Mối hợp tác lớn đầu tiên của công ty Trenton có trụ sở ở New Jersey với Wal-Mart ở Canada chính là khởi đầu của mối làm ăn trị giá 14 triệu đô la. Hiện tại TerraCycle thu gom rác thải không thể tái chế được và biến chúng thành các sản phẩm và bao bì cho các thương hiệu lớn như Kraft, Pepsi và Mars. Năm ngoái các đối tác của công ty đã dành 45 triệu đô la cho tiếp thị liên quan đến TerraCycle – một điều mà một mình Szaky khó có thể làm được.

Nhưng làm ăn với các công ty lớn không phải dễ dàng. Với Szaky thì việc đó đòi hỏi nhiều nghiên cứu, kiên trì, thử làm rồi mắc lỗi. Brant Slade – đồng tác giả của “Think BIG!” - cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp hợp tác với các công ty lớn cho biết: “Lỗi lớn nhất mà các công ty nhỏ gặp phải là họ luôn nhìn từ góc độ làm ăn nhỏ lẻ thay cho những mối làm ăn lớn”.

Dưới dây là một số mẹo nhỏ giúp công ty của bạn tự tin làm ăn với các thương hiệu lớn

1. Độc đáo

Hãy chắc chắn rằng chiến lược quảng cáo công ty bạn được suy nghĩ kĩ lưỡng và tăng giá trị cho đối tác tiềm năng của bạn. Sau Robin Thurston đồng sáng lập MapMyFITNESS.com, một mạng lưới xã hội sức khỏe trụ sở ở Austin, Texa chuyên đưa ra các phương pháp trực tuyến, hoạt động nhóm và tập luyện, ông và bạn mình đã nhận ra rằng họ đã phát triển một công nghệ định vị địa lý mà các công lớn khác muốn có các công cụ thể hình trực tuyến và tiếp cận với mạng xã hội có thể sử dụng. 
Với đối tác đầu tiên là đồ uống thể thao Cadbury’s Accelorade họ cộng tác trên một giao diện web cho phép người dùng trên trang của họ đưa ra và chia sẻ các bài tập. Thurston cho biết: “Bạn phải có thứ gì đó giá trị với thương hiệu lớn mà họ không muốn dành thời gian đầu tư hay làm”. Hiện tại công ty còn xây nền web và ứng dụng điện thoại di động cho các thương hiệu NBC Sports, Humana and Skechers mà khách hàng có thể lựa chọn sử dụng mạng lưới xã hội MapMyFITNESS.

2. Kiên trì

Mặc dù Szaky đã vơ vét được thị trường phân-sâu-đóng-chai-tái-chế nhưng để đạt được thỏa thuận làm ăn đầu tiên với Wal-Mart vào năm 2005 vẫn đòi hỏi sự kiên trì. Sau khi lùng sục LinkedIn và các mạng lưới cựu học sinh để tìm mối liên lạc, Szaky gọi cho Wal-Mart 10 lần/ngày trong suốt 3 tuần cho đến tận khi được tiếp chuyện và đặt lịch hẹn. Các công ty lớn đưa ra rất nhiều yêu cầu, vì vậy cần phải kiên trì. Thurston nói: “Có những thương hiệu mà để được làm việc cùng hiện tại chúng tôi phải nói chuyện thuyết phục mất 5 năm”.

3. Nghĩ “lớn”

Bạn phải nghĩ như thể hai thương hiệu lớn làm ăn với nhau. Với MapMyFITNESS, điều đó đồng nghĩa với việc phát triển những dự án lớn. Thurston cho biết: “Một thương hiệu lớn không muốn nói đến một dự án 10 000 đô la. Họ muốn nói đến 7 con số và những lượng người dùng lớn”. Chẳng hạn như Thurston và bạn mình đề nghị các công ty lớn quảng cáo sản phẩm của họ rồi trả tiền cho trang web MapMyFITNESS. Với số lượng người dùng ngày nay gần 7 triệu đủ để thu hút các thương hiệu như Procter & Gamble’s Febreze.

4. Lên kế hoạch phát triển nhanh chóng

Nếu công ty phát triển nhanh vượt cầu, bạn sẽ mất tiền – và có thể mất cả đối tác làm ăn. Đó là bài học kinh nghiệm của Szaky. Ông cho biết: “Càng lớn mạnh nhanh thì càng mất nhiều tiền”. Trong khi doanh số của TerraCycle đạt 6,6 triệu đô la năm 2008 thì công ty đã lỗ ròng 4,5 triệu đô. Năm sau Szaky bắt đầu phát triển các hợp động với các công ty lo phần sản xuất cho ông. Hiện tại có 40 công ty sản xuất và bán sản phẩm của TerraCycle cho các đại lý bán lẻ lớn và công ty đã kiếm được khoản lời 100 000 đô la trong năm ngoái.
Công ty Bánh dành cho chó Polka Dog Bakery có trụ sở ở Boston đã lên kế hoạch mở rộng đến 1763 cửa hàng Target vào tháng 5 này, cho phép đại lý bán lẻ giám sát việc sản xuất và phân phối nhằm tạo mối hợp tác. Nhà đồng sáng lập của công ty 11 người Robert Van Sickle cho biết: “Mở rộng như vậy là quá nhiều đối với chúng tôi rồi”.

5. Chuẩn bị tinh thần cho sự “săm soi”

Hãy đảm bảo rằng các vấn đề tài chính và pháp lý của bạn đều phải có trình tự. Vì TerraCycle làm việc với các công ty đa quốc gia nên công ty được kiểm toán hai tháng một lần. Sau thất bại trong những lần kiểm toán đầu tiên với những đối tác lúc đầu, Szaky nhận ra rằng ông cần tập trung nhiều hơn vào phát triển các quy trình đầy đủ. Ông cho biết: “Nếu bạn đang định làm ăn với các công ty lớn thì vấn đề trình tự là rất quan trọng. Bạn sẽ phát triển được công ty nhưng cũng sẽ bị săm soi nhiều hơn”.

6. Dựa trên những quan hệ hợp tác hiện có

Đừng vội đi tìm đối tác tiếp theo khi bạn đã hợp tác thành công với một công ty lớn. Thurston cho biết MapMyFITNESS có thêm được nhiều mối làm ăn nhờ vào những mối quan hệ hợp tác hiện có. Chẳng hạn như các công ty thường sẵn sàng xem xét việc phát triển mối quan hệ hợp tác nêu họ đã mua quảng cáo trên trang web của bạn. “Qúa nhiều doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng kế tiếp thay vì nhận ra rằng khách hàng hiện tại mang nhiều lợi nhuân hơn nếu họ chỉ khám phá những nguồn khác”, Thurston nói. Các mối quan hệ hợp tác hiện tại chiếm một phần ba tổng thu nhập của công ty ông.



Theo TTVN/Entrepreneur

10 sai lầm trong kinh doanh cần tránh

Nếu bạn làm hỏng một cuộc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng thì đó sẽ là sự phí phạm thời gian cho cả hai bên. Hãy tránh những sai lầm không đáng có để bắt tay được với những khách hàng triển vọng.

Những cuộc gặp gỡ đối với các khách hàng đều là những cơ hội quý giá, và nếu bạn giao dịch thất bại thì bạn không chỉ mất thời gian mà phí di chuyển bạn phải bỏ ra cũng không hề nhỏ. Do đó, bạn phải cư xử thật khéo khi giao tiếp với họ.

Sau đây là 10 sai lầm phổ biến nhất mà các nhà kinh doanh hay mắc phải trong quá trình gặp gỡ các khách hàng tiềm năng. Một vài điều nghe có vẻ bình thường, nhưng rồi chính bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên bởi dễ mắc phải đến thế nào.

1. Đến muộn

Nếu bạn không đến đúng giờ, khách hàng sẽ hiểu rằng bạn không tôn trọng họ cũng như thời gian của họ. Hãy luôn luôn tới sớm 15 phút, và nếu bạn lái xe tới điểm hẹn thì đừng quên trang bị cho mình thiết bị định vị GPS để không bị lạc đường.

2. Bỏ qua việc chỉnh chu lại vẻ bề ngoài của mình

Đừng xuất hiện với hàm răng còn dính một cọng rau hay đôi môi bị lem son và phải chạy vội vào toilet nhà khách hàng giữa cuộc nói chuyện. Hãy dành một chút thời gian nhìn lại mình từ đầu đến cuối trước khi đến gặp khách hàng.

3. Hành động quá thân thiện

Bạn sẽ tạo ra cảm giác giả tạo trước khách hàng nếu cư xử với họ cứ như một người bạn đã lâu không gặp bằng cách vẫy chào hay vỗ vai họ. Ngược lại, bạn cần tiếp cận họ bằng thái độ tôn trọng và nhã nhặn.

4. Nói nhiều hơn là lắng nghe

Các cuộc gặp gỡ khách hàng vốn là để xây dựng mối quan hệ cũng như thu thập thông tin. Bản sẽ chẳng thu đươc đạt được một trong hai mục đích nào trên đây nếu cứ nói không ngừng nghỉ. Hãy biết tìm hiểu khách hàng bằng cách đặt các câu hỏi.

5. Cãi cọ với khách hàng

Nếu khách hàng không đồng ý với một điều khoản nào đó, cãi cọ chỉ khiến cho hai bên mất lòng nhau. Thay vào đó, hãy hỏi khách hàng lý do và lắng nghe họ. Bạn có thể sẽ học được điều gì đó.

6. Rao hàng kiểu truyền thống

Tất nhiên là bạn có một mặt hàng cần bán, nhưng khách hàng không đơn thuần chỉ muốn nghe một lời rao hàng. Hãy trao đổi với khách hàng về nhu cầu của họ, và nếu phù hợp thì mới bàn với họ về mặt hàng mà bạn bán.

7. Kém hiểu biết về sản phẩm

Một khách hàng tiềm năng sẽ không bao giờ muốn nghe những câu kiểu như “ Tôi sẽ phải gặp lại bạn về vấn đề đó” lặp đi lặp lại. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng về các sản phẩm và chính sách trước khi gặp gỡ khách hàng.

8. Bị làm gián đoạn bởi tiếng chuông điện thoại của chính bạn

Không có bất kỳ cuộc gọi, thư điện tử hay tin nhắn nào quan trọng hơn vị khách đang ngồi trước mặt bạn. Khi đang trò chuyện với khách hàng, hãy tắt điện thoại.

9. Nói chuyện vòng vo khi gặp khách hàng

Thời gian của khách hàng là vàng bạc, đừng tạo ra một cuộc trò chuyện quanh co không đi thẳng vào vấn đề. Thay vào đó, hãy nói một cách ngắn gọn về điều mà bạn muốn trao đổi và luôn bám vào mấu chốt vấn đề đó.

10. Kéo dài cuộc gặp gỡ quá mức

Khách hàng tương lai của bạn có trăm công nghìn việc phải làm thay vì tốn thời gian cho bạn. Hãy tự giới hạn thời gian cho cuộc gặp ấy và dừng lại đúng lúc.

Theo TTVN/Inc.
Flag Counter