Thời gian qua, nhiều thương hiệu Việt Nam nổi tiếng thế giới như: café
Buôn Ma Thuột, café Đắk Lắk, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc… lần
lượt bị "đánh cắp" bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
Bà Marie-Vivien "hiến kế" để lấy lại thương hiệu Buôn Ma Thuột
Tuy
vậy, việc dùng pháp luật quốc tế để buộc các doanh nghiệp nước ngoài
phải trao trả lại thương hiệu là hoàn toàn có thể nếu doanh nghiệp Việt
hiểu biết và quyết tâm.
Đây cũng là một trong
những nội dung quan trọng trong cuộc hội thảo Bảo hộ chỉ dẫn địa lý do
Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace và Nhà Pháp luật Việt Pháp tổ chức,
với sự với sự tham gia của các chuyên gia về sở hữu trí tuệ trong và
ngoài nước, tại Hà Nội hôm qua 23/5.
"Chỉ dẫn địa lý"- quân át chủ bài
Theo
Cục sở hữu trí tuệ, "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ
tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng
rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó". Bởi vậy, trong
cuộc hội thảo, các chuyên gia đều nhất mạnh tầm quan trọng sống còn của
việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong cạnh tranh quốc tế.
Cuộc
hội thảo cũng đề cập đến vấn đề mà dư luận trong nước đang xôn xao bất
bình gần đây: vụ việc thương hiệu café Buôn Ma Thuột nổi tiếng của Việt
Nam bị công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd. (Trung Quốc)
"cướp trắng". Điều này đẩy café Buôn Ma Thuột vào thảm cảnh: xây dựng
trăm năm mất một ngày!
Đáng buồn là thương hiệu
này được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2005 song các doanh nghiệp
địa phương cũng như chính quyền tỉnh không biết làm gì với chỉ dẫn địa
lý đó. Cho đến khi phát hiện thương hiệu café này bị các công ty nước
ngoài "khoác áo" bảo hộ và khai thác kinh doanh trên đất người.
Điều
này đã khiến một thương hiệu phải mất cả gần trăm năm xây dựng rơi vào
tình cảnh trớ trêu. Loại café trồng và sản xuất ở Buôn Ma Thuột sẽ bị
chặn ngay ở cửa khẩu nếu đóng mác café Buôn Ma Thuột khi xuất khẩu sang
quốc gia mà công ty nước ngoài đã đăng ký bảo hộ độc quyền. Cuộc "ăn
cướp" trắng trợn và ngoạn mục đã đẩy thương hiệu Việt bị thu hẹp thị
trường. Nguy hiểm hơn, loại café "ăn theo" kia với chất lượng không được
đảm bảo, rất có thể sẽ làm hoen nhòa uy tín của café Buôn Ma Thuột.
Trong cơn nguy biến này, điểm tựa lớn nhất của các doanh nghiệp và các
cấp có thẩm quyền nên vin vào để xoay chuyển tình thế là "bảo hộ chỉ dẫn
địa lý".
Và những bài học
Bà
Marie-Vivien, thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp
cho phát triển của Pháp (CIRAD), chuyên gia trong lĩnh vực chỉ dẫn địa
lý cũng đã bày tỏ rõ quan điểm trong vụ việc café Buôn Ma Thuột. Theo
bà, Trung Quốc là thành viên WTO nên phải tôn trọng WTO. Bởi hành động
đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp Trung Quốc với café Buôn Ma Thuột rất dễ
gây nguy cơ nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Bà
cũng nhấn mạnh để lấy lại được thương hiệu café Buôn Ma Thuột, Việt Nam
cần chứng minh đầy đủ những tiêu chí bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng thời
chứng minh phía doanh nghiệp nước ngoài cố ý gây hiểu nhầm thương hiệu.
Cùng
với quá trình lập hồ sơ chứng minh, bà Marie-Vivien cũng tư vấn giới
truyền thông Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa. Để
người tiêu dùng nước sở tại biết loại café mang tên Buôn Ma Thuột đang
lưu hành ở Trung Quốc không phải café sản xuất ở Việt Nam.
Theo Thể thao& Văn hóa