Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Thời điểm vàng để khởi nghiệp kinh doanh


Tính thời điểm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong công việc kinh doanh. Trước khi mở một công ty, hãy tự hỏi bản thân: Đâu là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu kinh doanh?
Bài viết này sẽ cho bạn những gợi ý hữu ích để tìm ra thời điểm vàng khi đã sẵn sàng bắt tay vào con đường kinh doanh.
1. Bạn còn trẻ
Tuổi trẻ chính là một ưu thế để bắt đầu kinh doanh. Càng bắt đầu kinh doanh sớm, bạn càng có thêm nhiều thời gian để học hỏi. Khi còn trẻ, người ta thường không tránh khỏi sự non nớt và thiếu vốn sống. Trên bước đường tích lũy kinh nghiệm bản thân, nhiều khi bạn sẽ có những quyết định sai lầm, thậm chí sẽ phải trải qua cảm giác ở tù hay tệ hơn là doanh nghiệp của bạn đi đến phá sản.
Blogger Michael Arringtonnhớ lại cuộc nói chuyện hồi năm ngoái với ông chủ một doanh nghiệp, trong đó ông có nói “người làm kinh doanh cũng giống như các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp vậy. 25 tuổi là thời điểm sự nghiệp của họ nở rộ, song quãng thời gian đó không dài, đến 30 tuổi hầu như họ đều chấm dứt sự nghiệp thi đấu.”
Có thể ai đó không đồng tình với những con số nêu trên, song bạn không thể phủ nhận một điều rằng công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn còn trẻ, còn sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Chẳng ai than vãn rằng phải chi họ không bắt đầu sự nghiệp quá sớm mà chỉ có những người hối tiếc vì đã không bắt đầu sớm hơn.
2. Bạn đã chán ngán công việc hiện tại
Bạn có đồng tình rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi nếu cứ cam chịu làm những công việc mà bạn ghét cay ghét đắng? Và có lẽ cũng chẳng có ông chủ nào thu về hàng triệu đô la mỗi năm mà lại chán ghét công việc của mình. Điều đó chứng tỏ một chân lý rằng: một khi bạn đã chán ngán với công việc hiện tại, đó chính là thời điểm đúng đắn nhất để bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình. Tuy nhiên, bạn chưa thể thành công nếu chỉ rời bỏ công việc cũ. Cái bạn cần làm là đầu tư thời gian để tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp, và một đã cảm thấy thật tự tin, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó.
3. Bạn đang thất nghiệp
Thế giới đã chứng kiến nhiều tấm gương dám bỏ việc thành triệu phú, song không phải bất cứ ai từ kẻ thất nghiệp cũng có thể trở thành ông chủ. Tuy nhiên, chính thất nghiệp lại là một chất xúc tác cực kỳ hữu hiệu nếu từ lâu bạn đã nung nấu một ý tưởng kinh doanh nào đó.
Có nhiều người khi bị sa thải chỉ dồn hết sức lực vào việc trả đũa kẻ đã khiến họ thất nghiệp. Nếu bạn đủ khôn ngoan, bạn sẽ không làm như vậy. Hãy coi việc bị sa thải là một cơ may và động lực để làm lại từ đầu những dự định còn dang dở, những ý tưởng từ lâu bị bỏ quên và bắt đầu công việc kinh doanh của chính bạn.
4. Bạn có thời gian
Công việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp riêng mà lại bận bịu với quá nhiều việc trong cuộc sống thường ngày. Đó là lý do vì sao bạn nên bước chân vào con đường kinh doanh khi bạn có nhiều thời gian và sức lực nhất. Muộn đi một vài năm đã là lúc bạn ngập đầu trong những khoản thế chấp, học phí hay những kì nghỉ của gia đình mà không ai khác bạn là người chi tiền.
Công việc kinh doanh mang lại cho bạn không ít phần thưởng đáng giá, đó là niềm phấn khởi, là thành quả đạt được, là sự tự do về mặt tài chính và nhiều điều khác nữa. Nhưng bạn cũng cần phải nhận thức rõ những mặt trái của công việc này: bạn sẽ không có nhiều thời gian như trước để gặp gỡ, trò chuyện với gia đình và bạn bè, thu nhập có thể là con số 0 tròn trĩnh…
Nếu bạn còn độc thân, hay đã có gia đình nhưng chưa sinh con hoặc đang dự định lấy chồng, cùng lúc lại muốn bắt đầu công việc kinh doanh thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy thực hiện ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.
5. Kinh doanh đã là niềm đam mê không thể chối từ
Khi một ý tưởng kinh doanh ám ảnh bạn đến mức khó lòng gạt nó ra khỏi tâm trí, đó là lúc bạn nên bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ thấy rằng dù cho không nghĩ đến thì ý tưởng đó vẫn trở đi trở lại trong suy nghĩ, khiến bạn phải quyết định thảo luận nó với gia đình. Thậm chí nếu vì một lý do nào đó khiến bạn không thể hiện thực hóa ý tưởng thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng ân hận. Trong kinh doanh, điều quan trọng là bạn biết cách làm sao để giữ niềm đam mê kinh doanh luôn có sức ám ảnh và lôi cuốn bạn.
6. Bạn có kinh nghiệm
Có những người bước chân vào công việc kinh doanh muộn hơn những người khác song họ vẫn có thể thành công bởi kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp họ dễ dàng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Khi đang làm việc trong những công ty lớn, họ đã bắt đầu kinh doanh và dành dụm được một khoản vốn để sẵn sàng đầu tư. Đó cũng chính là câu chuyện của ông chủ SavingStar: David Rochon, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và Michael Libenson, chuyên viên tư vấn kinh doanh có thâm niên 20 năm. Họ đã thành lập nên quỹ tiết kiệm SavingStar thông qua mạng lưới với 24.000 cửa hàng tạp hóa và quầy thuốc trên khắp nước Mỹ. Một nghiên cứu của Founder Institute cho thấy năng lực hoàn thành các dự án kinh doanh cộng với kinh nghiệm thực tiễn giúp những người bắt đầu kinh doanh muộn hơn có khả năng nhận diện và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh cao hơn những người khác.
7. Bắt tay vào công việc ngay bây giờ
Tuổi tác hay địa vị không làm nên sự khác biệt trong cơ hội thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Điều quan trọng là bạn không chần chừ thực hiện ý tưởng ngay từ hôm nay chứ không phải bất cứ một thời điểm nào khác, bởi thời gian một đi không trở lại. Nếu bạn chờ đến ngày mai, ngày kia hay đến khi bạn được thăng tiến, có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay đã có gia đình thì có lẽ cơ hội đã tuột khỏi tay bạn.
Phong Linh

Theo TTVN/Inc.

Ba quy tắc khởi nghiệp của người đồng sáng lập nên PayPal


Người đồng sáng lập nên công cụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến PayPal và quỹ đầu tư mạo hiểm giờ đây lại bén duyên với vai trò mới: giáo sư đại học.

Người đồng sáng lập nên công cụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến PayPal và quỹ đầu tư mạo hiểm giờ đây lại bén duyên với vai trò mới: giáo sư đại học. Dưới đây là một số kiến thức bổ ích mà ông chia sẻ với sinh viên của mình tại trường Đại học danh tiếng Stanford

Peter Thiel là một người hoàn hảo, ông được biết đến không chỉ với vai trò là người đồng sáng lập PayPal và một quỹ đầu tư mạo hiểm thành công, mà còn là một người không ngại đề xuất những ý tưởng táo bạo và biến chúng thành hành động. Nhưng bây giờ ông có thể bổ sung thêm một mục nữa hồ sơ xin việc của mình: giáo sư đại học. 

Nhà quản lý tài năng này đang phụ trách một lớp trong học kỳ này tại trường Đại học Standford (bất chấp việc ông có thể khuyến khích cá doanh nhân tương lại bỏ học giữa chừng) và thật may mắn cho những người không thể có được một chỗ ngồi trong khóa học đã được sinh viên đăng ký hết chỗ này là một sinh viên tốt bụng đã đưa toàn bộ bài giảng của ông thầy đặc biệt này lên mạng.

Ghi chép của sinh viên luật Blake Masters rất chi tiết, nhưng để giúp độc giả có thể cảm nhận được đầy đủ giá trị của những kiến thức này, chúng tôi xin tóm lược những ý quan trọng nhất trong bài giảng thứ sáu mới được đăng tải tuần này của Thiel, trong đó bao gồm các quy tắc trong việc thành lập một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp về công nghệ.

Siết chặt văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu

Những ngày đầu khởi nghiệp là cơ hội vàng để bạn đặt ra các qui tắc và thiết lập cấu trúc để mọi thứ được thực hiện. "Tất nhiên, không phải việc nào bạn cũng có thể làm theo quy tắc. Dù các quy tắc có hoàn hảo đến đâu thì mọi thứ vẫn có thể bị phá vỡ. Bạn không dễ gì thiết lập mọi thứ một cách chính xác để mọi việc tiếp theo diễn ra dễ dàng,” Thiels thừa nhận, và ông nói thêm, "bạn phải làm cho mọi việc từ thủa ban đầu đi càng đúng hướng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu."

Thế nào là văn hóa đúng đắn? Thiel gợi ý nên suy nghĩ về điều này thông ma trận 2x2. Trên một trục, bạn có thể những người tốt, rất đáng tin cậy và tiếp theo là những người ít được tin cậy.Trên một trục khác, bạn có cấu trúc lỏng lẻo với các quy tắc được thiết lập kém, và tiếp theo là cấu trúc chặt chẽ với các qui tắc được thiết lập rất cẩn thận". Công ty trẻ tuổi Google được xây dựng dựa trên sự tin cậy cao độ và các qui tắc lỏng lẻo. Foxconn lại được quản lý dựa trên sự tin cậy thấp với rất nhiều qui tắc. "Điều này về cơ bản là chế độ chuyên chế", Thiel cho hay nhưng cũng nói thêm là mỗi công ty phù hợp với một kiểu văn hóa riêng của họ. Ông thích sự kết hợp giữa “những người có độ tin cậy cao với một cơ cấu tổ chức tốt… Mọi người cùng chủ định nhìn về một hướng. 

Vậy làm thế nào để có được nền tảng văn hóa đúng đắn? Theo tài liệu ghi chép của Masters thì "Có một yếu tố chi phối tất cả những yếu tố khác. Việc những người đồng sáng lập liên kết tốt với nhau ... là yếu tố quyết định đối với cả cấu trúc và văn hóa công ty. Nếu những người đồng sáng lập đã là một khối thống nhất, bạn có yên tâm giải quyết các vấn đề khác. Trong trường hợp ngược lại, công ty của bạn sẽ thành một mớ bòng bong và sẽ không thể vận hành được”.

Hãy là một Delaware C-corp

Câu hỏi quan trọng mà bạn cần đặt ra đầu tiên là bạn sẽ thiết lập công ty của mình như thế nào. Bạn nên tham khảo mô hình tập đoàn Delaware C. Mô hình này sẽ tách biệt công việc kinh doanh của bạn với các vấn đề cá nhân, tạo sự linh hoạt khi công ty bạn phát hành cổ phiếu ra công chúng sau này. "Bất lợi lớn nhất đối với C corps đó là bị đánh thuế hai lần, tuy nhiên đây chỉ là vấn đề nhỏ so với những thuận lợi của mô hình này”.

Hãy đảm bảo rằng những người có quyền chủ sở hữu, quyền sở hữu và quyền kiểm soát được phân chia quyền lợi và nhiệm vụ rõ ràng

Trước tiên, bạn hãy xem xét một số định nghĩa cơ bản. Theo Thiel, “Người có quyền chủ sở người thực sự sở hữu công ty. Điều này có nghĩa là người này có vốn chủ sở hữu. Người có quyền sở hữu là người điều hành công ty. Đó là người hàng ngày đưa ra các quyết định và điều hành mọi việc trong văn phòng công ty. Cuối cùng, những người nắm quyền quyền soát là những người trong hội đồng quản trị của bạn, phần lớn trong số họ không hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn”. 

Hãy để những nhóm trên hoạt động theo các mục đích đan xen. "Các nhân viên có một số quyền sở hữu nhất định, có lượng cổ phần nhỏ trong công ty và có ít quyền kiểm soát. Tuy nhiên, các vấn đề sẽ phát sinh nếu họ không hài lòng với phần sở hữu hoặc quyền kiểm soát của mình. Thậm chí còn phức tạp hơn khi những nhà đầu tư vào công ty bạn cũng nằm trong số nhân viên này”, Thiel nói.

Công việc của bạn là phải lọc ra những nhóm đối tượng khác nhau này để họ làm tốt phần việc của mình, phục vụ cho mục đích chung. 

Hãy bắt đầu với sự phân chia lợi ích. "Tại các doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, vốn cổ phần là công cụ liên kết truyền thống... Khi mọi người đều có lợi ích từ việc tăng giá cổ phiếu, tất cả mọi người sẽ cùng cố gắng để tăng giá cổ phiếu". Nhưng bạn cũng cần thận trọng vì việc này có thể không đi theo hướng mong muốn của bạn. Rắc rối nảy sinh khi mức lương và thưởng không đồng đều sẽ gây chia rẽ trong nội bộ công ty. Mức lương là rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của tổ quỹ Founders Fund, các công ty không nên trả cho Giám đốc điều hành mức lương vượt quá 150.000 đô-la/ năm”.

Đương nhiên, khi các doanh nghiệp phát triển, sẽ có thêm các nhà đầu tư lớn, các công ty đầu tư mạo hiểm và các thành viên hội đồng quản trị và sẽ có thêm nhiều vấn đề phức tạp nữa nảy sinh. Bạn hãy tìm đọc những bài giảng tiếp theo của Thiel để bổ sung thêm kinh nghiệm cho mình nhé.

Theo Hoàng Năng Nam
Học Làm Giàu
Flag Counter