Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Bí quyết nhượng quyền đáng giá triệu đô: Hãy ghi lại tất cả mọi thứ

Bạn cần tập thói quen là viết lại tất cả mọi thứ trong công việc kinh doanh, từ điều lớn đến chi tiết nhỏ nhất. Khi đưa các chi tiết này thành một hệ thống lưu trữ, nó trở thành bí quyết kinh doanh.
Jim Rudolph - người có bí quyết nhượng quyền thương mại trị giá hàng triệu đô
Jim Rudolph, Giám đốc điều hành của chuỗi nhà hàng kem danh tiếng Rita Italian Ice tại Mỹ, người đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Rudolph bắt đầu công việc kinh doanh vào năm 1970, bằng cách cùng mở chuỗi nhà hàng Wendy’s với đối tác. Mô hình kinh doanh này thành công vang dội và trở thành một trong những chuỗi nhà hàng được ưa thích nhất, nhưng sau đó ông đã bán lại cồ phần cho một nhà đầu tư khác.
Năm 1984, Rudolph bắt đầu một hành trình mới với vai trò Giám đốc điều hành của Công ty kem Rita Italian Ice - được thành lập bởi một người lính cứu hỏa tên Bob Tumolo. Công ty nhanh chóng trở thành một mô hình nhượng quyền thương mại vào năm 1989, phát triển hơn 550 cửa hàng trên khắp nước Mỹ.
Giờ đây Rita Italian Ice đã vươn ra thế giới một cách ngoạn mục. Trên tạp chí tạp chí Inc, người điều hành Rita Italian Ice đã chia sẻ với những điều quan trọng cốt lõi để nhượng quyền thành công:
Làm thế nào để một doanh nghiệp có thể bắt đầu nhượng quyền thương mại?
Điều đầu tiên là bạn cần có một mô hình kinh doanh thật thành công (không phải ai cũng hiểu điều này). Bạn cần có khả năng đóng gói mô hình kinh doanh của mình để bán cho ai đó và người mua phải nhận được những gì bạn bán. Bạn phải luôn đặt câu hỏi "Mô hình kinh doanh của mình có thể chuyển giao dễ dàng không?". Và bạn cũng cần chuẩn bị tài liệu một cách minh bạch để công bố thông tin nhượng quyền thương mại của mình.
Phần quan trọng nhất trong quá trình này là gì?
Điều quan trọng nhất là nền tảng của doanh nghiệp, ban giám đốc công ty phải có cách thức lãnh đạo phù hợp với chiến lược nhượng quyền thương mại, nó là một cách kinh doanh hoàn toàn khác phương thức khai thác hiệu quả một cửa hàng. Ban giám đốc cần có một kế hoạch đầu tư rõ ràng cho hoạt động đào tạo và hỗ trợ nhượng quyền.
Bạn nên nhớ, vận hành một chuỗi cửa hàng của công ty đã phức tạp, nhưng vận hành một chuỗi cửa hàng nhượng quyền càng phức tạp hơn gấp nhiều lần, vì người nhận nhượng quyền là người sở hữu chính cửa hàng của họ. Vì thế, chương trình đạo tạo cho bên nhận nhượng quyền là tối cần thiết, đó là cách duy nhất giúp cho họ tự vận hành kinh doanh cửa hàng của chính mình.
Chính sách hỗ trợ là không thể thiếu, muốn duy trì chất lượng của một chuỗi cửa hàng nhượng quyền, bạn phải hỗ trợ họ quản lý và liên tục cải tiến cách thức làm việc.
Một điều quan trọng khác là phải chọn đúng đối tác nhận nhượng quyền. Bạn có thể chọn được một vị trí rất tốt để mở cửa hàng, nhưng giao cửa hàng đó cho một đối tác sai thì nó chẳng còn ý nghĩa nào cả.
Doanh nghiệp cần chú ý những điểm gì khi chọn đối tác nhận nhượng quyền?
Các vấn đề mà bạn cần đặt ra và tìm được câu trả lời đúng là:
- Vì sao họ thích nhận nhượng quyền thương hiệu của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh?
- Họ có muốn nhận nhượng quyền trong khu vực thị trường mà doanh nghiệp còn trống không?
- Họ có đủ khả năng tài chính để kinh doanh không?
- Họ có tập trung 100% thời gian vào công việc kinh doanh hay ít nhất là trong 6 tháng đầu tiên không?
- Họ có phù hợp với văn hóa và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Không có sự chọn lọc nào là hoàn hảo cả, nhưng ít nhất những điều này giúp cho bạn có thể nhận ra được người nhận nhượng quyền có mong đợi và kế hoạch gần với mô hình kinh doanh của mình hay không. Nếu thấy họ không phù hợp, nó không đảm bảo cho bạn có một mối quan hệ thành công.
Tại sao việc chọn đối tác nhận nhượng quyền phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp là quan trọng?
Nếu bạn không chọn đúng, bạn sẽ không có người cùng chung tay giữ ngọn cờ thương hiệu của mình, và như vậy chiến lược nhượng quyền sẽ thất bại. Một ví dụ sinh động: Tôi, ba tôi và anh trai tôi cùng mua lại nhượng quyền của Wendy’s vào năm 1974, khi đó mới có 23 cửa hàng. Năm 1976 chúng tôi nâng được số lượng lên đến 100 cửa hàng. Chúng tôi đi với Wendy’s một thời gain dài và thành công. Vì sao vậy? Vì chúng tôi cam kết vào chính thương hiệu của Wendy’s. Đối với Wendy’s, tôi là đối tác đúng để họ nhượng quyền.
Bạn nên nhớ, khi bạn có một chuỗi với 100 cửa hàng nhượng quyền thương mại, tức là bạn phải làm việc với 100 ông chủ khác nhau. Nếu mỗi ngày bạn phải giải quyết 100 vấn đề khác nhau thì sẽ là thảm họa và chẳng còn thời gian để phục vụ khách hàng. 100 người có cùng tầm nhìn với doanh nghiệp, thì mọi chuyện sẽ dễ hơn rất nhiều, khó khăn nào cũng cò thể được giải quyết.
Mô hình kinh doanh nào có thể nhượng quyền thương mại?
Tất cả mô hình kinh doanh thành công đều có thể nhân rộng theo phương thức nhượng quyền thương mại. Bạn cần tập thói quen là viết lại tất cả mọi thứ trong công việc kinh doanh của bạn, từ điều lớn đến chi tiết nhỏ nhất. Khi đưa các chi tiết này thành một hệ thống lưu trữ, nó trở thành bí quyết kinh doanh. Điều tôi mới nói ra đây đáng giá hàng triệu đô la đấy!
Theo nhuongquyenvietnam.com

3 loại hình khởi nghiệp công nghệ sẽ tạo sóng ở Việt Nam năm 2012?


Năm 2012, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, hứa hẹn sự nở rộ của nhiều dự án khởi nghiệp dù đang trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Mạng lưới thưởng cho nhân viên các doanh nghiệp nhỏ
Trong hoàn cảnh kinh tế năm 2012 có chiều hướng đi xuống so với 2011, chính sách thưởng và ưu đãi cho nhân viên trở thành bài toán đau đầu cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Với ý tưởng về hệ thống các điểm chấp nhận bán hàng với giá ưu đãi cho các nhân viên, dịch vụ Betterworks đã thu được nhiều thành công ở Mỹ. Mới đây, công ty này đã nhận đầu tư 8 triệu USD từ quỹ Redpoint, trong tổng số 100 triệu USD cam kết đầu tư.
Betterworks cho phép các công ty trả tiền vào tài khoản của nhân viên, qua một vài cú nhấp chuột, để sử dụng hàng trăm dịch vụ khác nhau từ ăn uống cho tới giặt tẩy với ức giảm giá từ 10% tới 70%. Hệ thống còn có thuật toán để theo dõi và từ đó tư vấn cho các nhân viên những gì là phù hợp nhất với họ.
Hiện tại Betterworks đang phục vụ hơn 130 doanh nghiệp nhỏ với tổng số hơn 11.100 nhân viên, với phí hàng tháng từ 30 – 500 USD. Số tiền được thưởng cho nhân viên là khoảng 66 USD/người, thậm chí có công ty trả thưởng lên tới 900 USD.
Richard B. Levy, lãnh đạo của International Creative Management tán dương Betterworks là dịch vụ đem lại giá rẻ cho công ty và giá trị lớn cho người lao động.
Có thể hiểu đơn giản là Betterworks như một hình thức mua chung để giảm giá trong nội bộ các doanh nghiệp áp dụng dịch vụ này.
Quy trình hoạt động của Betterworks là sau khi một công ty đăng ký với Betterworks và trả phí tùy theo quy mô nhân viên, nhân viên và lãnh đạo của hãng có thể lựa chọn địa điểm để được giảm giá sâu từ 15% tới 30%. Nếu như kiếm được nhiều đồng nghiệp chung sở thích, hình thức mua chung sẽ được áp dụng, khiến mức giảm giá lên tới 70%.
Tại Việt Nam, mô hình Betterworks có tiềm năng thành công bởi những lợi thế về tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và đem lại nhiều phần thưởng phong phú cho nhân viên. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng được lợi bằng việc marketing cho doanh nghiệp, gia tăng doanh số. Mô hình của Betterworks là một trung gian 3 bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp, nhân viên và nhà cung cấp.
Có một kết cấu dân số trẻ và đã quen với dịch vụ mua chung trong 2 năm qua sẽ thu hút được nhiều nhân viên sử dụng dịch vụ thưởng chung này. Hơn nữa, với tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, chắc chắn các công ty sẽ cân nhắc tới chi phí thưởng hàng năm cho nhân viên để áp dụng một chương trình vừa đem lại mức giá tốt cho nhân viên, vừa giúp công ty tiết kiệm tiền thưởng.
Với sự phân bổ dân cư ở Việt Nam, dịch vụ có lẽ chỉ khởi động tốt từ 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sau khi tạo một chỗ đứng vững chắc, mới có thể mở rộng tới các thành phố cấp 1 khác. Bởi quy mô ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa nhiều, nên sẽ khó tạo ra các dịch vụ cho doanh nghiệp.
Có sẵn thương hiệu và sự hợp tác của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các công ty mua chung lớn có thuận lợi để trở thành nhà cung cấp dịch vụ thưởng chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các công ty này cũng đã tối ưu hóa đội ngũ giao nhận sản phẩm, hệ thống thanh toán và hậu cần.
Các công ty hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ
Với điều kiện ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông Việt Nam ngày càng phát triển, nhân lực của ngành này đang chuẩn bị cho ra mắt ngày càng nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thì xu hướng các công ty hỗ trợ cho hoạt động này đang dần nở rộ, dù đang trong thời điểm kinh tế khó khăn và đặc biệt là nguồn vốn từ các ngân hàng bị thắt chặt.
Trước đây hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp mới lập nghiệp thông qua các cuộc thi như Trí tuệ Việt Nam hay mới đây là Khởi nghiệp cuối tuần giúp đỡ cho nhiều sản phẩm công nghệ ở Việt Nam phát triển.
Thì nay các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ sát cánh cùng với các nhóm khởi nghiệp và đem tới nhiều sự hỗ trợ thiết thực cho các nhóm này.
Có thể điểm qua action.vn với cam kết hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp văn phòng để làm việc, họp nhóm, miễn phí, giới thiệu các quan hệ và chuyên gia để các nhóm tham khảo ý kiến, giới thiệu các chuyên gia tài chính để hỗ trợ về vốn cho nhóm khởi nghiệp. Đặc biệt, đại diện action.vn còn bật mí sẽ hợp tác với một số trang tin nổi tiếng như penn-olson và e27 để giới thiệu các thông tin về các dự án khởi nghiệp của Việt Nam với các đối tác quốc tế, đặc biệt là ở châu Á.
Gần đây 5desire.com cũng cho ra mắt chương trình vườm ươm khởi nghiệp, giúp các nhóm khởi nghiệp đã có sản phẩm nhận những đầu tư và cố vấn. Quá quá trình ươm tạo, nhóm khởi nghiệp có thể nhận được đầu tư từ các nhà đầu tư hợp tác với 5desire.
Năm 2012, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, hứa hẹn sẽ có nhiều dự án khởi nghiệp tiếp tục được ra mắt, đi kèm với đó là các công ty và hoạt động hỗ trợ cho các dự án này.
Mua chung và các hình thái phái sinh từ mua chung
Mua chung là một hình thức phát triển rầm rộ ở Việt Nam năm 2011 với tổng doanh số lên tới hơn 650 tỷ đồng.
Sự phát triển của hình thức mua chung đã giúp cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam trưởng thành vượt bậc, thói quen thanh toán và đội ngũ giao nhận được kiến tạo phù hợp và giúp các khách hàng quen dần với giao dịch và thanh toán trên mạng.
Hiện tại thị trường đã phân chia khá rõ ràng giữa nhóm dẫn đầu và nhóm thứ 2, khi top 4 công ty dẫn đầu là Mua Chung, Nhom Mua, Cung Mua, Hotdeal đang chiếm tới hơn 90% thị phần. Nhưng vẫn không ngăn được các trang web bán phiếu mua chung tiếp tục được xuất hiện.
Với ưu điểm là công nghệ không quá phức tạp, chỉ cần có một đội ngũ bán hàng để tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ và đội ngũ giao nhận phiếu là có thể xúc tiến hình thành một trang mua chung. Ngay trong năm qua đã có hơn 100 trang mua chung ra mắt.
Hơn nữa, bên cạnh các trang giảm giá còn có các dịch vụ xung quanh cũng phát triển khá rầm rộ. Có khoảng 14 trang chuyên tổng hợp phiếu giảm giá và đóng vai trò “chợ phiếu” để người dùng có thể buôn bán, trao đổi những phiếu giảm giá đã mua nhưng không muốn sử dụng.
Ngoài ra, phải kể đến các hình thức hỗ trợ cho các dịch vụ mua chung. Với nhiều trang mua chung mọc ra như nấm hiện tại, cơ hội kinh doanh các dịch vụ hậu cần cho các trang mua chung là rất khả quan. Khi giao dịch điện tử vẫn chưa được người dùng tin tưởng đúng mức, thì một phần quan trọng của quá trình mua hàng ở các trang mua chung là giao nhận phiếu hoặc hàng hóa. Nên nếu có các đối tác trở thành trung gian cung cấp các dịch vụ kho hàng và giao nhận cho các trang mua chung và tối ưu hóa được chi phí, đưa ra mức giá thành thấp hơn so với các trang mua chung nhỏ phải tự bỏ ra. Thì nhất định họ sẽ thu được một lượng khách hàng không nhỏ.
Theo TTVN
Flag Counter