Những người có cá tính và có một cái tâm
trong sáng thường có một điểm chung. Có thể họ không đẹp, thậm chí là
xấu, hoặc rất xấu dưới góc nhìn tạo hình, nhưng khi ngồi đối diện, ngắm
nhìn và lắng nghe họ nói, bạn sẽ phát hiện thấy họ rất... đẹp.
Mới nhìn, Thùy Anh là một cô gái ưa nhìn và dễ thương, nhưng nếu ngồi
nói chuyện lâu, câu chuyện càng vào mạch, nhìn Thùy Anh đang chăm chú
lắng nghe, hoặc say sưa nói về một điều gì đó, bạn sẽ thấy gương mặt
lung linh sáng của một người đàn bà đẹp.
Kinh doanh là gene “trội”
Thùy Anh là sự pha trộn giữa hai giòng máu “kinh doanh” và “trí thức”. Bên họ nội, đa phần là trí thức. Bố Thùy Anh - Phó Giáo sư Khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngược lại, bên họ ngoại có “máu” kinh doanh rất mạnh. Đặc biệt bà ngoại Thùy Anh – người Việt gốc Hoa, theo lời cô cháu gái, là người rất mê kinh doanh kinh doanh bất động sản. Mẹ chị, mặc dù là cán bộ nhà nước, nhưng “theo” gene của bà ngoại, luôn “chân trong chân ngoài” kinh doanh rất nhiều thứ từ nuôi chó ngao, làm bia, xây dựng trang trại nuôi lợn đến mở cửa hàng mỹ phẩm.
Cũng đã có những khoảng khắc trong cuộc đời, Thùy Anh mơ ước sẽ trở thành một nhà nghiên cứu khoa học giống bố, nhưng khi lắng lại nhìn sâu vào bản thân, Thùy Anh cũng phải công nhận chị luôn có thiên hướng thích kinh doanh.
Khi còn là học sinh lớp 10, đã có lúc Thùy Anh kiếm được cả triệu VND trong 1 tháng. Một người chị họ sống ở bên Úc, mỗi khi về Việt Nam chơi rất hay mang làm quà cho Thùy Anh những cuốn tạp chí dành cho tuổi teen trong đó có ảnh của rất nhiều các ngôi sao nổi tiếng. Những năm 1998-1999, Internet chưa phát triển ở Việt Nam, những tấm ảnh đó rất hiếm. Thông thường, đối với những đứa trẻ 15-16 tuổi, khi có những bức ảnh của nhân vật nổi tiếng chỉ xem cho thích và đem khoe với chúng bạn. Còn Thùy Anh khi “sở hữu” được những “tài sản” vô giá đó, chị lập tức nổi máu kinh doanh.
Sẵn có khiếu viết lách, chị viết quảng cáo và in tờ rơi dán khắp các trường THPT quanh nhà. Khách cứ “ùn ùn” liên hệ, Thùy Anh chỉ việc cắt ảnh từ tạp chí ra và bán với giá từ 50-100 nghìn VND/1 cái. Chưa dừng lại ở đó, chị còn đem ảnh tới tiếp thị với tòa soạn báo Hoa học trò để bán với giá cao hơn. Công việc “kinh doanh” phát đạt tới mức, bố mẹ phải cấm cô con gái làm tiếp để khỏi bị ảnh hưởng đến học tập.
Bất cứ lúc nào có cơ hội là Thùy Anh đều thể hiện khả năng kinh doanh của mình. Có lần, cùng với anh họ đi mua hoa đào Tết, hai anh em đã mua xong và đang trên đường đi về thì nhìn thấy một cành đào đẹp hơn. Thùy Anh rất thích nhưng không thể mang cả 2 cành về nhà vừa lãng phí vừa không có chỗ cắm. Chị quyết định cứ mua và đứng bán cành cũ ngay tại chợ mặc cho ông anh không quen chuyện bán mua giãy nảy phản đối. Cành đào được bán ít phút sau đó.
Hay Thùy Anh còn rủ các bạn đi buôn hoa vào các dịp lễ, tết. Cô gái nhỏ nhắn, chất đầy hoa sau xe máy, ra đứng ở ngã ba, ngã tư các đường phố chính ở Hà Nội, không hề ngượng nghịu rao bán hoa cho những người qua lại.
Thùy Anh là lúc nào cũng sẵn sàng hành động và sau khi kết thúc công việc, chị luôn rút ra bài học cho bản thân. Thời sinh viên, mỗi khi được nghỉ học, Thùy Anh hay đi bán hàng thuê tại các cửa hàng của cô cậu mình. Bản thân là người tinh tế, biết cách đón bắt ý của người khác, chị lập tức nhận thức rõ một trong những bí quyết để bán hàng tốt là phải biết chiều khách. Vì vậy, bây giờ khi đã là chủ quán, chị cứ tiếc đợt WorldCup vừa qua, do nhân viên ốm nghỉ, lại đúng lúc cháy “người làm”, không thể thuê được ai, cả 2 tầng nhà hàng tổng cộng gần 200 m2, chỉ có 2 người phục vụ, trong khi khách lúc nào cũng đông nghịt, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Trong thời gian này, còn một bài học nữa Thùy Anh rút ra từ chính trải nghiệm của mình. Chị làm việc hết mình nhưng cô/cậu không đánh giá đúng nên chỉ sau một thời gian Thùy Anh thấy nản. Giờ đây, khi quản lý nhân viên, chị luôn tâm niệm nếu không biết khích lệ, đánh giá đúng và có đãi ngộ thích đáng, thì người có khả năng 10 phần chỉ cống hiến 6,7 phần, ngược lại người chỉ có khả năng 6,7 phần có thể làm được cả 10 phần.
Quãng thời gian làm báo ngắn ngủi và đầy ... “tai tiếng”
Sau khi tốt nghiệp loại giỏi Khoa sử, chuyên ngành văn hóa của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thùy Anh thất nghiệp 1 năm.
(Gọi “thất nghiệp” là vì không đi làm theo đúng chuyên môn đã học, chứ thực ra, hôm trước nhận bằng, thì 7 giờ sáng hôm sau, Thùy Anh đã bắt đầu kinh doanh với mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm của bà và lăn lộn ở đây mỗi ngày không dưới 15 tiếng.)
Năm 2005, Thùy Anh được người quen giới thiệu làm ở dự án VietTimes, bao gồm báo điện tử và dự định sẽ xuất bản cả báo giấy, trực thuộc tờ VietNamNet, với một e-kip nhà báo có tiếng ở Việt Nam. Chị được phân công viết bài cho chuyên mục Tính cách Việt với các bài viết chân dung các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là khoảng thời gian tỏa sáng và không ít “tai tiếng” của chị.
Trước thời điểm đến với Vietimes có thể nói Thùy Anh chưa thực sự làm báo và chưa hề có bài viết nào gây được sự chú ý. Tuy nhiên, chị đã dám nhận viết bài cho một chuyên mục rất “hóc”.
Những nhân vật mà chị đã phỏng vấn và viết bài là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn Y Ban, nhà văn Lê Lựu, nhà văn Hồ Anh Thái, nghệ sĩ nhân dân Bạch Diệp - vợ nhà thơ Xuân Diệu,... Mỗi bài viết của cô gái 8x về các bậc cha chú của mình, có rất nhiều điểm “khó nuốt” với một góc nhìn hoàn toàn mới lạ về những con người tưởng như đã quá “cũ”.
Sau chuyên đề dài kỳ gồm 9 bài viết về Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ông đã phải thốt lên: Sao Xuân Anh (bút danh của Thùy Anh) lại viết về tôi như vậy, trong khi tất cả mọi người đều coi trọng tài năng của tôi? Nhà thơ Trần Đăng Khoa, sau khi xem những bài viết của Thùy Anh, không nén nổi tò mò đã mời Thùy Anh đến gặp mặt, và đưa ra không ít lời ca ngợi về “tuổi trẻ tài cao mới xuất hiện”.
Ít người biết được, đằng sau mỗi dòng viết là cả một sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về nhân vật, từ con người đến tác phẩm trước khi đi phỏng vấn và cả khả năng hóa thân vào người đối diện để cảm nhận được điều gì ẩn chứa sau mỗi hành động, cử chỉ, lời nói và cả những tác phẩm của họ. Trong quá trình viết bài, chị bị ám ảnh nhiều bởi chính những người mà chị phỏng vấn. Khi chưa lột tả được nhân vật cho tới tận cùng theo đúng cảm nhận của mình, chị không thể làm việc bình thường. Sau này, đây cũng là một trong những nguyên nhân chị muốn bỏ báo, vì báo chí với guồng quay chóng mặt của thông tin không phù hợp với sự đầu tư tinh thần mệt nhọc và nặng nề như thế.
Chị cho biết, thời gian làm báo khiến chị ngẫm ra một điều: nếu không chuẩn bị trước thì ai cũng có thể đánh bại được bạn. Và điều này đúng trong mọi trường hợp, ngay cả trong công việc kinh doanh hiện tại của Thùy Anh.
Mặc dù, mở đầu công việc làm báo thuận lợi, nhưng Thùy Anh tâm sự, không hiểu sao chị không bao giờ coi đây là sự nghiệp của mình mà chỉ là một cuộc chơi. Sau 3 năm làm báo chị chợt phát hiện ra rằng chị không hợp với... nghề báo vì hai điểm.
Thứ nhất, nhà báo phải là một trạm sàng lọc thông tin. Người làm báo phải là người bán tin tốt nhất tới độc giả. Để có được điều đó, nhà báo luôn phải chạy theo các sự kiện, viết tin và bài hối hả cho kịp thời sự. Trong khi Thùy Anh, thích dành thời gian nghiên cứu sâu tới một hiện tượng/nhân vật mà chị thấy hứng thú.
Thứ hai, mặc dù đầy đam mê và quyết liệt với nghiệp viết, nhưng chị vẫn thấy không đã. Dường như có một nguồn năng lượng vô tận của Thùy Anh mà nghề báo không thể khai thác hết.
Trở về với “bản năng gốc”
Khi nhận thức được điều đó, Thùy Anh khá hoang mang, không biết phải làm gì với bản thân, thì vừa lúc chồng cùng với mấy người bạn bàn mưu tính kế mở quán ăn. Hai vợ chồng mới cưới, đi đâu cũng có nhau nên những cuộc nói chuyện đó không thể thiếu Thùy Anh. Nghe mấy ông đàn ông bàn rồi lại bàn, từ ngày này sang ngày khác, ngồi từ quán này sang quán khác mà chưa thấy hành động làm Thùy Anh phát chán. Nhưng nhờ đó mà con người kinh doanh bắt đầu “ngọ nguậy” lại trong người chị.
Do sống trong môi trường có nhiều người kinh doanh nên ngay từ lúc còn nhỏ Thùy Anh đã quen với cuộc sống luôn thay đổi, biến động cũng như sự suy nghĩ phóng khoáng dân làm ăn. Cảm thấy đây là công việc phù hợp với mình, Thùy Anh quyết rất nhanh. Chị xin phép nghỉ hẳn ở tòa báo, không hề hối tiếc, để bước vào con đường kinh doanh, mặc dù không có đồng nào làm vốn.
Trả lời cho câu hỏi, Thùy Anh có mâu thuẫn gì với chân lý đã rút ra trước đó là nếu không chuẩn bị trước thì ai cũng có thể đánh bại được bạn không? Chị cho biết, khi quyết định thường phải dựa trên trực giác và nhanh chóng, còn khi bắt tay vào làm mới là lúc cần chuẩn bị kỹ.
Khi Thùy Anh nghỉ ở tòa soạn để dồn tâm sức cho công việc mới, thì cũng là lúc mâu thuẫn về triết lý kinh doanh của chị và những người bạn của chồng bộc lộ. Một bên chỉ muốn đầu tư ít, làm quán vỉa hè, vừa kinh doanh nhưng vẫn đi làm và cho đây chỉ là nghề tay trái. Còn Thụy lại muốn đã làm phải hết mình, phải có hệ thống và có triết lý kinh doanh riêng. Không thống nhất được quan điểm, Thùy Anh và chồng tách ra khỏi nhóm bạn.
Cuối tháng 11 năm 2009, Thùy Anh cùng chồng mở quán nhậu tên là quán Kiến ở đường Yên Phụ với gần như toàn bộ số vốn đi vay, còn những người bạn mở ra quán vỉa hè đúng như mong muốn. Và 1 tháng sau quán của những người bạn phải đóng cửa vì những ông chủ quá amater và thiếu kinh nghiệm.
Từ khi mở quán, Thùy Anh cảm thấy rất “đã”, vì thấy năng lượng của mình gần như bị vắt kiệt. Thùy Anh cho biết trong môi trường mới, chị phải động não liên tục và chị rất thích thú với chu trình: trở ngại – tư duy – giải pháp – hành động - kết quả. Điều làm chị hưng phấn nhất là khi suy nghĩ của mình có thể trở thành hiện thực ngay ngày hôm sau.
Chị cho biết, ngót một năm làm quán, không có đêm nào là chị không mơ thấy... quán. Mơ thấy từng món ăn, mùi vị, nóng lạnh ra sao và thậm chí còn cảm nhận được vị thơm ngon của nó trong giấc ngủ.
Sau bốn tháng, quán bắt đầu ổn định, thì lại xảy ra một biến cố. Căn nhà 3 tầng xây trên diện tích nền gần 100 m2 nằm trên mặt đường Nghi Tàm của bà ngoại Thùy Anh vừa kết thúc hợp đồng cho thuê. Khi mới biết tin này, chị chưa nghĩ ngay ra đây là cơ hội tốt của mình. Hơn nữa, chả có ai vừa mới tốn tiền sửa chữa và đầu tư tương đối kỹ, mới sử dụng được có 4 tháng, đã có một lượng khách quen nhất định mà lại chuyển đi. Nhưng quả thật quán của Thùy Anh quá nhỏ (4 tầng trên diện tích nền khoảng 20m2), nhiều lúc khách đến đông, Thùy Anh phải từ chối.
Vài ngày sau, nhận ra cơ hội, lại một lần nữa, Thùy Anh quyết định rất nhanh – chuyển quán. Đây thực sự là một quyết định rất liều lĩnh, khi tiền đi vay đầu tư vào quán cũ chưa thu hồi hết, mở quán mới to hơn, rộng hơn, đẹp hơn đồng nghĩa với việc lại phải vay để đầu tư tiếp. Hơn nữa, cùng với lần chuyển này, chồng Thùy Anh cũng quyết định bỏ việc ở một ngân hàng để cùng chung sức với vợ. Trước khi đưa ra quyết định bước ngoặt này, một quyết định mà bạn bè người thân đều cho rằng Thùy Anh đã tự làm khó mình tới 2 lần (lần một - vợ bỏ việc, lần hai – chồng bỏ việc), hai vợ chồng chị đã ngồi cùng nhau để đối mặt với thực tại và cùng đưa ra câu hỏi: Nếu thất bại, thì sẽ làm gì? Thùy Anh trả lời: Em sẽ quay trở lại nghề làm báo, chồng chị: Anh sẽ đi lái xe ôm! Hai câu trả lời hoàn toàn nghiêm túc. Một kết cục cho dù tồi nhất cũng không có gì đáng sợ, vậy tại sao lại không làm!
Nhưng nếu nhìn sâu hơn nữa vào bên trong con người Thùy Anh, có thể nhận thấy, những quyết đinh táo bạo được bắt rễ rất sâu.
Triết lý kinh doanh và tầm nhìn cho tương lai
Thùy Anh hiểu rõ, tuy kinh doanh quán có ưu điểm là không bao giờ “lỗi mốt”, nhưng không phải là hình thức dễ làm đối với người mới khởi nghiệp, bởi nó đòi hỏi sự tỉ mẩn, chính xác, khó quản lý, dễ thất thoát tiền... Chính vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị kỹ, có triết lý kinh doanh, có tầm nhìn và quyết tâm lớn.
“Kiến” không đơn giản chỉ là cái tên mà còn là sự nhắc nhở về sự kiên trì, cần cù, chăm chỉ mà Thùy Anh tự nhận thấy mình còn thiếu. Thùy Anh xác định, quán không chỉ là nơi bán đồ ăn mà còn phải là nơi bán không gian, bán sự phục vụ và bán cả... tinh thần của người chủ quán.
Thùy Anh là sự pha trộn giữa hai giòng máu “kinh doanh” và “trí thức”. Bên họ nội, đa phần là trí thức. Bố Thùy Anh - Phó Giáo sư Khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngược lại, bên họ ngoại có “máu” kinh doanh rất mạnh. Đặc biệt bà ngoại Thùy Anh – người Việt gốc Hoa, theo lời cô cháu gái, là người rất mê kinh doanh kinh doanh bất động sản. Mẹ chị, mặc dù là cán bộ nhà nước, nhưng “theo” gene của bà ngoại, luôn “chân trong chân ngoài” kinh doanh rất nhiều thứ từ nuôi chó ngao, làm bia, xây dựng trang trại nuôi lợn đến mở cửa hàng mỹ phẩm.
Cũng đã có những khoảng khắc trong cuộc đời, Thùy Anh mơ ước sẽ trở thành một nhà nghiên cứu khoa học giống bố, nhưng khi lắng lại nhìn sâu vào bản thân, Thùy Anh cũng phải công nhận chị luôn có thiên hướng thích kinh doanh.
Khi còn là học sinh lớp 10, đã có lúc Thùy Anh kiếm được cả triệu VND trong 1 tháng. Một người chị họ sống ở bên Úc, mỗi khi về Việt Nam chơi rất hay mang làm quà cho Thùy Anh những cuốn tạp chí dành cho tuổi teen trong đó có ảnh của rất nhiều các ngôi sao nổi tiếng. Những năm 1998-1999, Internet chưa phát triển ở Việt Nam, những tấm ảnh đó rất hiếm. Thông thường, đối với những đứa trẻ 15-16 tuổi, khi có những bức ảnh của nhân vật nổi tiếng chỉ xem cho thích và đem khoe với chúng bạn. Còn Thùy Anh khi “sở hữu” được những “tài sản” vô giá đó, chị lập tức nổi máu kinh doanh.
Sẵn có khiếu viết lách, chị viết quảng cáo và in tờ rơi dán khắp các trường THPT quanh nhà. Khách cứ “ùn ùn” liên hệ, Thùy Anh chỉ việc cắt ảnh từ tạp chí ra và bán với giá từ 50-100 nghìn VND/1 cái. Chưa dừng lại ở đó, chị còn đem ảnh tới tiếp thị với tòa soạn báo Hoa học trò để bán với giá cao hơn. Công việc “kinh doanh” phát đạt tới mức, bố mẹ phải cấm cô con gái làm tiếp để khỏi bị ảnh hưởng đến học tập.
Bất cứ lúc nào có cơ hội là Thùy Anh đều thể hiện khả năng kinh doanh của mình. Có lần, cùng với anh họ đi mua hoa đào Tết, hai anh em đã mua xong và đang trên đường đi về thì nhìn thấy một cành đào đẹp hơn. Thùy Anh rất thích nhưng không thể mang cả 2 cành về nhà vừa lãng phí vừa không có chỗ cắm. Chị quyết định cứ mua và đứng bán cành cũ ngay tại chợ mặc cho ông anh không quen chuyện bán mua giãy nảy phản đối. Cành đào được bán ít phút sau đó.
Hay Thùy Anh còn rủ các bạn đi buôn hoa vào các dịp lễ, tết. Cô gái nhỏ nhắn, chất đầy hoa sau xe máy, ra đứng ở ngã ba, ngã tư các đường phố chính ở Hà Nội, không hề ngượng nghịu rao bán hoa cho những người qua lại.
Thùy Anh là lúc nào cũng sẵn sàng hành động và sau khi kết thúc công việc, chị luôn rút ra bài học cho bản thân. Thời sinh viên, mỗi khi được nghỉ học, Thùy Anh hay đi bán hàng thuê tại các cửa hàng của cô cậu mình. Bản thân là người tinh tế, biết cách đón bắt ý của người khác, chị lập tức nhận thức rõ một trong những bí quyết để bán hàng tốt là phải biết chiều khách. Vì vậy, bây giờ khi đã là chủ quán, chị cứ tiếc đợt WorldCup vừa qua, do nhân viên ốm nghỉ, lại đúng lúc cháy “người làm”, không thể thuê được ai, cả 2 tầng nhà hàng tổng cộng gần 200 m2, chỉ có 2 người phục vụ, trong khi khách lúc nào cũng đông nghịt, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Trong thời gian này, còn một bài học nữa Thùy Anh rút ra từ chính trải nghiệm của mình. Chị làm việc hết mình nhưng cô/cậu không đánh giá đúng nên chỉ sau một thời gian Thùy Anh thấy nản. Giờ đây, khi quản lý nhân viên, chị luôn tâm niệm nếu không biết khích lệ, đánh giá đúng và có đãi ngộ thích đáng, thì người có khả năng 10 phần chỉ cống hiến 6,7 phần, ngược lại người chỉ có khả năng 6,7 phần có thể làm được cả 10 phần.
Quãng thời gian làm báo ngắn ngủi và đầy ... “tai tiếng”
Sau khi tốt nghiệp loại giỏi Khoa sử, chuyên ngành văn hóa của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thùy Anh thất nghiệp 1 năm.
(Gọi “thất nghiệp” là vì không đi làm theo đúng chuyên môn đã học, chứ thực ra, hôm trước nhận bằng, thì 7 giờ sáng hôm sau, Thùy Anh đã bắt đầu kinh doanh với mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm của bà và lăn lộn ở đây mỗi ngày không dưới 15 tiếng.)
Năm 2005, Thùy Anh được người quen giới thiệu làm ở dự án VietTimes, bao gồm báo điện tử và dự định sẽ xuất bản cả báo giấy, trực thuộc tờ VietNamNet, với một e-kip nhà báo có tiếng ở Việt Nam. Chị được phân công viết bài cho chuyên mục Tính cách Việt với các bài viết chân dung các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là khoảng thời gian tỏa sáng và không ít “tai tiếng” của chị.
Trước thời điểm đến với Vietimes có thể nói Thùy Anh chưa thực sự làm báo và chưa hề có bài viết nào gây được sự chú ý. Tuy nhiên, chị đã dám nhận viết bài cho một chuyên mục rất “hóc”.
Những nhân vật mà chị đã phỏng vấn và viết bài là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn Y Ban, nhà văn Lê Lựu, nhà văn Hồ Anh Thái, nghệ sĩ nhân dân Bạch Diệp - vợ nhà thơ Xuân Diệu,... Mỗi bài viết của cô gái 8x về các bậc cha chú của mình, có rất nhiều điểm “khó nuốt” với một góc nhìn hoàn toàn mới lạ về những con người tưởng như đã quá “cũ”.
Sau chuyên đề dài kỳ gồm 9 bài viết về Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ông đã phải thốt lên: Sao Xuân Anh (bút danh của Thùy Anh) lại viết về tôi như vậy, trong khi tất cả mọi người đều coi trọng tài năng của tôi? Nhà thơ Trần Đăng Khoa, sau khi xem những bài viết của Thùy Anh, không nén nổi tò mò đã mời Thùy Anh đến gặp mặt, và đưa ra không ít lời ca ngợi về “tuổi trẻ tài cao mới xuất hiện”.
Ít người biết được, đằng sau mỗi dòng viết là cả một sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về nhân vật, từ con người đến tác phẩm trước khi đi phỏng vấn và cả khả năng hóa thân vào người đối diện để cảm nhận được điều gì ẩn chứa sau mỗi hành động, cử chỉ, lời nói và cả những tác phẩm của họ. Trong quá trình viết bài, chị bị ám ảnh nhiều bởi chính những người mà chị phỏng vấn. Khi chưa lột tả được nhân vật cho tới tận cùng theo đúng cảm nhận của mình, chị không thể làm việc bình thường. Sau này, đây cũng là một trong những nguyên nhân chị muốn bỏ báo, vì báo chí với guồng quay chóng mặt của thông tin không phù hợp với sự đầu tư tinh thần mệt nhọc và nặng nề như thế.
Chị cho biết, thời gian làm báo khiến chị ngẫm ra một điều: nếu không chuẩn bị trước thì ai cũng có thể đánh bại được bạn. Và điều này đúng trong mọi trường hợp, ngay cả trong công việc kinh doanh hiện tại của Thùy Anh.
Mặc dù, mở đầu công việc làm báo thuận lợi, nhưng Thùy Anh tâm sự, không hiểu sao chị không bao giờ coi đây là sự nghiệp của mình mà chỉ là một cuộc chơi. Sau 3 năm làm báo chị chợt phát hiện ra rằng chị không hợp với... nghề báo vì hai điểm.
Thứ nhất, nhà báo phải là một trạm sàng lọc thông tin. Người làm báo phải là người bán tin tốt nhất tới độc giả. Để có được điều đó, nhà báo luôn phải chạy theo các sự kiện, viết tin và bài hối hả cho kịp thời sự. Trong khi Thùy Anh, thích dành thời gian nghiên cứu sâu tới một hiện tượng/nhân vật mà chị thấy hứng thú.
Thứ hai, mặc dù đầy đam mê và quyết liệt với nghiệp viết, nhưng chị vẫn thấy không đã. Dường như có một nguồn năng lượng vô tận của Thùy Anh mà nghề báo không thể khai thác hết.
Trở về với “bản năng gốc”
Khi nhận thức được điều đó, Thùy Anh khá hoang mang, không biết phải làm gì với bản thân, thì vừa lúc chồng cùng với mấy người bạn bàn mưu tính kế mở quán ăn. Hai vợ chồng mới cưới, đi đâu cũng có nhau nên những cuộc nói chuyện đó không thể thiếu Thùy Anh. Nghe mấy ông đàn ông bàn rồi lại bàn, từ ngày này sang ngày khác, ngồi từ quán này sang quán khác mà chưa thấy hành động làm Thùy Anh phát chán. Nhưng nhờ đó mà con người kinh doanh bắt đầu “ngọ nguậy” lại trong người chị.
Do sống trong môi trường có nhiều người kinh doanh nên ngay từ lúc còn nhỏ Thùy Anh đã quen với cuộc sống luôn thay đổi, biến động cũng như sự suy nghĩ phóng khoáng dân làm ăn. Cảm thấy đây là công việc phù hợp với mình, Thùy Anh quyết rất nhanh. Chị xin phép nghỉ hẳn ở tòa báo, không hề hối tiếc, để bước vào con đường kinh doanh, mặc dù không có đồng nào làm vốn.
Trả lời cho câu hỏi, Thùy Anh có mâu thuẫn gì với chân lý đã rút ra trước đó là nếu không chuẩn bị trước thì ai cũng có thể đánh bại được bạn không? Chị cho biết, khi quyết định thường phải dựa trên trực giác và nhanh chóng, còn khi bắt tay vào làm mới là lúc cần chuẩn bị kỹ.
Khi Thùy Anh nghỉ ở tòa soạn để dồn tâm sức cho công việc mới, thì cũng là lúc mâu thuẫn về triết lý kinh doanh của chị và những người bạn của chồng bộc lộ. Một bên chỉ muốn đầu tư ít, làm quán vỉa hè, vừa kinh doanh nhưng vẫn đi làm và cho đây chỉ là nghề tay trái. Còn Thụy lại muốn đã làm phải hết mình, phải có hệ thống và có triết lý kinh doanh riêng. Không thống nhất được quan điểm, Thùy Anh và chồng tách ra khỏi nhóm bạn.
Cuối tháng 11 năm 2009, Thùy Anh cùng chồng mở quán nhậu tên là quán Kiến ở đường Yên Phụ với gần như toàn bộ số vốn đi vay, còn những người bạn mở ra quán vỉa hè đúng như mong muốn. Và 1 tháng sau quán của những người bạn phải đóng cửa vì những ông chủ quá amater và thiếu kinh nghiệm.
Từ khi mở quán, Thùy Anh cảm thấy rất “đã”, vì thấy năng lượng của mình gần như bị vắt kiệt. Thùy Anh cho biết trong môi trường mới, chị phải động não liên tục và chị rất thích thú với chu trình: trở ngại – tư duy – giải pháp – hành động - kết quả. Điều làm chị hưng phấn nhất là khi suy nghĩ của mình có thể trở thành hiện thực ngay ngày hôm sau.
Chị cho biết, ngót một năm làm quán, không có đêm nào là chị không mơ thấy... quán. Mơ thấy từng món ăn, mùi vị, nóng lạnh ra sao và thậm chí còn cảm nhận được vị thơm ngon của nó trong giấc ngủ.
Sau bốn tháng, quán bắt đầu ổn định, thì lại xảy ra một biến cố. Căn nhà 3 tầng xây trên diện tích nền gần 100 m2 nằm trên mặt đường Nghi Tàm của bà ngoại Thùy Anh vừa kết thúc hợp đồng cho thuê. Khi mới biết tin này, chị chưa nghĩ ngay ra đây là cơ hội tốt của mình. Hơn nữa, chả có ai vừa mới tốn tiền sửa chữa và đầu tư tương đối kỹ, mới sử dụng được có 4 tháng, đã có một lượng khách quen nhất định mà lại chuyển đi. Nhưng quả thật quán của Thùy Anh quá nhỏ (4 tầng trên diện tích nền khoảng 20m2), nhiều lúc khách đến đông, Thùy Anh phải từ chối.
Vài ngày sau, nhận ra cơ hội, lại một lần nữa, Thùy Anh quyết định rất nhanh – chuyển quán. Đây thực sự là một quyết định rất liều lĩnh, khi tiền đi vay đầu tư vào quán cũ chưa thu hồi hết, mở quán mới to hơn, rộng hơn, đẹp hơn đồng nghĩa với việc lại phải vay để đầu tư tiếp. Hơn nữa, cùng với lần chuyển này, chồng Thùy Anh cũng quyết định bỏ việc ở một ngân hàng để cùng chung sức với vợ. Trước khi đưa ra quyết định bước ngoặt này, một quyết định mà bạn bè người thân đều cho rằng Thùy Anh đã tự làm khó mình tới 2 lần (lần một - vợ bỏ việc, lần hai – chồng bỏ việc), hai vợ chồng chị đã ngồi cùng nhau để đối mặt với thực tại và cùng đưa ra câu hỏi: Nếu thất bại, thì sẽ làm gì? Thùy Anh trả lời: Em sẽ quay trở lại nghề làm báo, chồng chị: Anh sẽ đi lái xe ôm! Hai câu trả lời hoàn toàn nghiêm túc. Một kết cục cho dù tồi nhất cũng không có gì đáng sợ, vậy tại sao lại không làm!
Nhưng nếu nhìn sâu hơn nữa vào bên trong con người Thùy Anh, có thể nhận thấy, những quyết đinh táo bạo được bắt rễ rất sâu.
Triết lý kinh doanh và tầm nhìn cho tương lai
Thùy Anh hiểu rõ, tuy kinh doanh quán có ưu điểm là không bao giờ “lỗi mốt”, nhưng không phải là hình thức dễ làm đối với người mới khởi nghiệp, bởi nó đòi hỏi sự tỉ mẩn, chính xác, khó quản lý, dễ thất thoát tiền... Chính vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị kỹ, có triết lý kinh doanh, có tầm nhìn và quyết tâm lớn.
“Kiến” không đơn giản chỉ là cái tên mà còn là sự nhắc nhở về sự kiên trì, cần cù, chăm chỉ mà Thùy Anh tự nhận thấy mình còn thiếu. Thùy Anh xác định, quán không chỉ là nơi bán đồ ăn mà còn phải là nơi bán không gian, bán sự phục vụ và bán cả... tinh thần của người chủ quán.
Mặc
dù là quán nhậu, nhưng không giống với những quán khác cùng loại ở Hà
Nội. Quán Kiến có không gian rất thoáng và sạch sẽ. Sự bài trí trong
quán tạo cho những thực khách cảm giác ấm cúng như ở nhà. Ở đây có hơn
80 món ăn dân dã và có một số món ăn dân tộc đặc biệt của những người
dân miền núi phía Bắc. Thùy Anh đang xây dựng quy trình ISO riêng cho
từng món ăn. Rượu tự ngâm có 10 loại, trong đó chủ yếu là dòng liqueur
(dòng rượu mùi, mang đặc trưng hương vị của hoa quả làm nên rượu), rất
được phái nữ và giới trẻ ưa chuộng, rượu Mơ chùa Hương, rượu Chanh giấy
Cần Thơ, rượu Chanh leo Đà Lạt, rượu Táo mèo Sapa…
Thùy
Anh cho biết, sắp tới các nhân viên của quán sẽ có biệt danh riêng được
gắn ngay trên ngực như Em Kiến Thợ, Em Kiến Chúa, Em Kiến Gió, Em Kiến
Vàng, Em Kiến Lửa... Các loại rượu cũng sẽ được nhân cách hóa và có tên
riêng thể hiện được hương vị của nó như: Cô nàng Mơ mộng (rượu Mơ chùa
Hương), Cô nàng Chanh cốm (rượu Chanh giấy Cần Thơ), Cô nàng Mùa thu
(rượu Cúc vàng)... Chị hình dung, khi khách hàng gọi rượu, “Em Kiến Gió
ơi, cho anh 2 “Cô nàng Mơ mộng” nhé, sẽ tạo nên một sự tương tác thú vị,
xóa đi khoảng cách giữa khách và quán Kiến, đồng thời tạo nên những
khoảnh khắc vui vẻ và thư giãn đang ngày càng mất đi ở thế giới công
nghiệp này.
Khách nhậu thường chỉ đông vào tầm chiều tối. Rất nhiều người đã khuyên chị, để vượt qua giai đoạn khó khăn lúc đầu, buổi sáng chị có thể bán phở, trưa bán cơm văn phòng để tận dụng tối đa công suất của quán. Nhưng chị đã kiên quyết từ chối vì sự nhộn nhạo và các món ăn khác kiểu sẽ làm xáo trộn và mất đi tinh thần của một quán nhậu.
Nhưng bí quyết để tạo ra một nơi rất riêng và đặc biệt không ở đâu có lại nằm chính ở tinh thần người chủ quán. Chị tin rằng bản thân người chủ phải ý thức rất rõ điều này và quán chiếu tinh thần đó không những lên đồ ăn thức uống, tinh thần phục vụ mà còn cả các đồ vật vô tri vô giác ở trong quán. Nếu tinh thần đó thực sự tồn tại, chắc chắc thực khách sẽ cảm nhận được ngay từ khi bước chân vào quán.
Chị tâm sự, mặc dù, khi bắt tay vào làm chị chưa hề biết về triết lý kinh doanh của ông chủ Starbuck, Howard Schultz, nhưng chị vẫn muốn một hướng kinh doanh khác hẳn cách kinh doanh truyền thống đã được biết tới. Chị muốn tạo nên một môi trường kinh doanh mà mỗi cá nhân đều phát huy tối đa năng lượng làm việc, được tôn trọng và biết tự trọng với danh dự của mình, chia sẻ tầm nhìn chung, cuối cùng, cùng nhau đi đến đích chiến thắng.
Cho tới khi đọc cuốn tự truyện của Chủ tịch Starbuck, chị cảm thấy mình có thêm một người thầy vĩ đại và là kim chỉ nam không – bao – giờ - có – thể - thay – thế. Howard Schultz, một trong những người thay đổi nhân sinh quan về mối quan hệ chủ - tớ; sự kiếm tiền – lòng tham; và đặc biệt, sự cam kết hết mình và tình yêu đối với mọi thứ mà chúng ta làm trong khi những người khác đã từng nghĩ là không thể.
Trả lời câu hỏi, có bao giờ chị thấy nuối tiếc vì đã bỏ nghề báo. Thùy Anh cười, có lần bạn chị kể có người xin cô ấy số điện thoại của chị để mời hợp tác với một tờ tạp chí thời trang rất lớn, cô ấy đã trả lời: Anh ơi Thùy Anh bỏ nghề để đi bán... rượu từ lâu rồi! Thùy Anh cho biết, sau khi quán vận hành tốt, chị có kế hoạch gọi đầu tư và mở thêm nhiều nhất 5 quán nữa. Đây không phải nhượng quyền thương hiệu mà là sự hợp tác. Theo chị, quán rượu có những đặc điểm riêng và để giữ được tinh thần “nhậu”, chị sẽ chỉ làm theo mô hình hợp tác chứ nhất quyết không nhượng quyền.Và sau khi có 5 quán Kiến, Thùy Anh muốn quay lại nghiệp viết, nhưng sẽ là viết sách chứ không phải là viết báo.
Trả lời cho thắc mắc tại sao lại là 5 mà không phải nhiều hơn, Thùy Anh cho biết, phải có điểm dừng nếu không mình sẽ trở thành nô lệ cho chính công việc mà mình đẻ ra. Sau khi có 5 quán, chị muốn dành thời gian cùng gia đình đi du lịch, đến những nơi chị từng ước mơ như Tây Tạng, châu Phi, Ai Cập, Nhật Bản…
Đó là câu chuyện mà Thuỳ Anh dự định sẽ diễn ra sau 3 năm nữa. Để đi đến cái đích đó trước mắt Thùy Anh còn cả một chặng đường dài gian khổ.
Bài thuốc giúp chị có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua những áp lực hiện tại chính là những câu chuyện vượt lên khó khăn để đạt được thành công của những người xung quanh. Đi đến đâu, gặp bất cứ ai đã từng có thời gian kinh doanh, chị đều hỏi chuyện về chặng đường đã qua của họ, lấy đó làm bài học và động lực cho công việc hiện tại. Thùy Anh rất tâm đắc câu chuyện về chị chủ Trung tâm Zen Spa, cung cấp dịch vụ massage, xông hơi... chuyên nghiệp với các dược phẩm 100% từ thiên nhiên và đội ngũ nhân viên ăn mặc rất kín cổng cao tường. Trung thành với gu của mình và phải mất 2 năm trên bờ vực của sự phá sản, Zen Spa mới khẳng định được thương hiệu trên thị trường này với phân khúc khách hàng là những người du lịch đến từ châu Á, chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật....
Hiện tại, hàng ngày, nếu bạn đến quán Kiến, vào những giờ vắng khách sẽ thấy một người con gái nhỏ nhắn đang ngồi đọc sách để... ủ mưu hoặc đang cắm mặt vào màn hình để quảng bá cho quán của mình trên Facebook.
Khách nhậu thường chỉ đông vào tầm chiều tối. Rất nhiều người đã khuyên chị, để vượt qua giai đoạn khó khăn lúc đầu, buổi sáng chị có thể bán phở, trưa bán cơm văn phòng để tận dụng tối đa công suất của quán. Nhưng chị đã kiên quyết từ chối vì sự nhộn nhạo và các món ăn khác kiểu sẽ làm xáo trộn và mất đi tinh thần của một quán nhậu.
Nhưng bí quyết để tạo ra một nơi rất riêng và đặc biệt không ở đâu có lại nằm chính ở tinh thần người chủ quán. Chị tin rằng bản thân người chủ phải ý thức rất rõ điều này và quán chiếu tinh thần đó không những lên đồ ăn thức uống, tinh thần phục vụ mà còn cả các đồ vật vô tri vô giác ở trong quán. Nếu tinh thần đó thực sự tồn tại, chắc chắc thực khách sẽ cảm nhận được ngay từ khi bước chân vào quán.
Chị tâm sự, mặc dù, khi bắt tay vào làm chị chưa hề biết về triết lý kinh doanh của ông chủ Starbuck, Howard Schultz, nhưng chị vẫn muốn một hướng kinh doanh khác hẳn cách kinh doanh truyền thống đã được biết tới. Chị muốn tạo nên một môi trường kinh doanh mà mỗi cá nhân đều phát huy tối đa năng lượng làm việc, được tôn trọng và biết tự trọng với danh dự của mình, chia sẻ tầm nhìn chung, cuối cùng, cùng nhau đi đến đích chiến thắng.
Cho tới khi đọc cuốn tự truyện của Chủ tịch Starbuck, chị cảm thấy mình có thêm một người thầy vĩ đại và là kim chỉ nam không – bao – giờ - có – thể - thay – thế. Howard Schultz, một trong những người thay đổi nhân sinh quan về mối quan hệ chủ - tớ; sự kiếm tiền – lòng tham; và đặc biệt, sự cam kết hết mình và tình yêu đối với mọi thứ mà chúng ta làm trong khi những người khác đã từng nghĩ là không thể.
Trả lời câu hỏi, có bao giờ chị thấy nuối tiếc vì đã bỏ nghề báo. Thùy Anh cười, có lần bạn chị kể có người xin cô ấy số điện thoại của chị để mời hợp tác với một tờ tạp chí thời trang rất lớn, cô ấy đã trả lời: Anh ơi Thùy Anh bỏ nghề để đi bán... rượu từ lâu rồi! Thùy Anh cho biết, sau khi quán vận hành tốt, chị có kế hoạch gọi đầu tư và mở thêm nhiều nhất 5 quán nữa. Đây không phải nhượng quyền thương hiệu mà là sự hợp tác. Theo chị, quán rượu có những đặc điểm riêng và để giữ được tinh thần “nhậu”, chị sẽ chỉ làm theo mô hình hợp tác chứ nhất quyết không nhượng quyền.Và sau khi có 5 quán Kiến, Thùy Anh muốn quay lại nghiệp viết, nhưng sẽ là viết sách chứ không phải là viết báo.
Trả lời cho thắc mắc tại sao lại là 5 mà không phải nhiều hơn, Thùy Anh cho biết, phải có điểm dừng nếu không mình sẽ trở thành nô lệ cho chính công việc mà mình đẻ ra. Sau khi có 5 quán, chị muốn dành thời gian cùng gia đình đi du lịch, đến những nơi chị từng ước mơ như Tây Tạng, châu Phi, Ai Cập, Nhật Bản…
Đó là câu chuyện mà Thuỳ Anh dự định sẽ diễn ra sau 3 năm nữa. Để đi đến cái đích đó trước mắt Thùy Anh còn cả một chặng đường dài gian khổ.
Bài thuốc giúp chị có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua những áp lực hiện tại chính là những câu chuyện vượt lên khó khăn để đạt được thành công của những người xung quanh. Đi đến đâu, gặp bất cứ ai đã từng có thời gian kinh doanh, chị đều hỏi chuyện về chặng đường đã qua của họ, lấy đó làm bài học và động lực cho công việc hiện tại. Thùy Anh rất tâm đắc câu chuyện về chị chủ Trung tâm Zen Spa, cung cấp dịch vụ massage, xông hơi... chuyên nghiệp với các dược phẩm 100% từ thiên nhiên và đội ngũ nhân viên ăn mặc rất kín cổng cao tường. Trung thành với gu của mình và phải mất 2 năm trên bờ vực của sự phá sản, Zen Spa mới khẳng định được thương hiệu trên thị trường này với phân khúc khách hàng là những người du lịch đến từ châu Á, chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật....
Hiện tại, hàng ngày, nếu bạn đến quán Kiến, vào những giờ vắng khách sẽ thấy một người con gái nhỏ nhắn đang ngồi đọc sách để... ủ mưu hoặc đang cắm mặt vào màn hình để quảng bá cho quán của mình trên Facebook.
Nguồn: Hoclamgiau.vn