Tôi
từng gặp những người Việt rất giỏi nhưng không thành công vì tiếng Anh
không tốt. Người châu Á thường không chấp nhận rủi ro thất bại. Điều đó
tạo nên những rào cản để tiếp cận cơ hội và kể cả thành công.
Ông
John Sculley - cựu Chủ tịch PepsiCo toàn cầu, cựu Tổng giám đốc Tập
đoàn Apple, hiện đang tham gia nhiều quỹ đầu tư tại Mỹ - dự kiến cuối
tháng 4 sẽ đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư. Ông vừa có cuộc
trao đổi với phóng viên (qua email) về câu chuyện khó khăn của doanh
nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
*
Chọn Việt Nam là điểm đến trong hành trình đầu tư của mình, ông có lời
khuyên nào cho doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm khó khăn hiện nay?
-
Sự thật là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít kinh nghiệm bị quá tải khi cứ
phải giải quyết vấn đề sự vụ nhỏ nhặt, đặc biệt là trong những lúc khó
khăn. Tôi cho rằng người lãnh đạo phải làm việc với đội ngũ của mình để
đưa ra giá trị cốt lõi của công ty một cách rõ ràng.
Tôi đưa ra một số câu hỏi mà bất kỳ công ty nào cũng phải tìm cách trả lời, qua đó sẽ thấy được bức tranh sáng sủa hơn:
1.
Khách hàng có những vấn đề nào mà công ty mình giải quyết tốt hơn đối
thủ (nếu bạn không chỉ ra được thì công ty bạn sẽ khó mà cạnh tranh)?
2. Lợi nhuận của công ty sẽ được sinh ra ở bộ phận nào?
3. Chúng ta cần bao nhiêu vốn để vận hành bộ máy?
4. Bạn có thể diễn tả cụ thể mô hình kinh doanh của công ty mà không cần các bảng biểu phức tạp chứ?
5. Bạn có đang cố gắng thật sự để tạo ra một tổ chức có thể tận dụng cơ hội nhanh gọn và có tiềm năng mở rộng?
Chủ tịch toàn cầu trẻ nhất của PesiCo
Ông
John Sculley được bổ nhiệm làm chủ tịch PesiCo toàn cầu năm 1977, khi
đó ông mới 37 tuổi. Đến năm 1983 ông chuyển sang Tập đoàn Apple, sau đó
giữ vị trí Tổng giám đốc Apple. Năm 1993 ông rời Apple trước khi tham
gia Quỹ đầu tư Sculley Brothers LLC cho tới nay.
Dự
kiến cuối tháng 4/2012, ông John Sculley sẽ đến Việt Nam để gặp gỡ
những cộng sự và các tài năng trẻ Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Ông cũng sẽ có một cuộc gặp và chia sẻ với lãnh đạo các doanh
nghiệp thuộc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao vào ngày
24/4 (do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hội
Doanh nghiệp hàng Việt Nam.
|
*
Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết có quy mô vừa và nhỏ với các bất lợi
trong công nghệ và kỹ năng quản trị, cần phải làm gì để tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu?
-
Tôi đã có một thời gian dài theo dõi các doanh nghiệp châu Á, và vấn
đề, theo tôi là các bạn không có một hình mẫu quản trị tốt. Dù là công
ty mới thành lập hay có lịch sử lâu đời, chúng ta đều cần hình mẫu để
noi theo và học tập.
Để
cạnh tranh trong môi trường toàn cầu, việc có thể nói tiếng Anh trôi
chảy là quan trọng bậc nhất. Tôi từng gặp những người Việt rất thông
minh, sáng tạo, siêng năng nhưng không thành công vì họ nói tiếng Anh
không tốt.
Bên
cạnh đó, văn hóa châu Á khác Âu Mỹ ở chỗ người phương Tây chúng tôi
chấp nhận rủi ro thất bại, còn các bạn thì không. Điều đó sẽ tạo nên
những rào cản để tiếp cận cơ hội và kể cả thành công.
*
Ông đánh giá cao tố chất nào của một công ty mới khi lựa chọn hợp tác?
Lãnh đạo công ty này cần phải chú ý điều gì để tồn tại và phát triển?
-
Tôi luôn tìm kiếm các công ty đã, đang và sẽ có thể chiêu mộ những nhân
sự tốt nhất. Ngay cả một ý tưởng tuyệt vời cũng không đảm bảo sự thành
công nếu không có những con người phi thường hiện thực hóa nó. Bên cạnh
đó, tôi cũng tìm những người mà tôi hay gọi “nhà lãnh đạo thích nghi
cao” - những người có thể nắm bắt cơ hội trước mắt và có đủ dũng khí
cùng kỹ năng dẫn đầu sự thay đổi khi cần thiết.
Nguồn kienthuckinhte.com