Làm
tổng giám đốc từ tuổi lên... 6
Đó là một đứa bé 6 tuổi - nghĩa
là còn ở cái tuổi làm nũng, thậm chí có thể vẫn còn tè dầm - biết
diện com - lê, cà - vạt, xách ca - táp kèm danh thiếp “tổng giám đốc” để
đi giao dịch kiếm tiền!
Cả thế giới biết tên tuổi Farrah
Gray, sinh năm 1984, vì chàng thanh niên da đen này đã gặt hái thành công trên
nhiều lĩnh vực, từ thực phẩm cho tới phát thanh truyền hình, biểu diễn, nhà
đất… Đã nhiều lần Farrah được Tổng thống Mỹ mời đến phát biểu tại Nhà Trắng.
Thần đồng kinh doanh kiếm tiền vì
thương mẹ
Nhân vật đặc biệt ấy sinh ra trong
một gia đình thuộc hạng người “dưới đáy” xã hội Mỹ - da đen, thất nghiệp, không
có bố, một mẹ nuôi 5 con!
Sáu mẹ con Farrah Gray sống nheo
nhóc hoàn toàn dựa vào tiền trợ cấp xã hội ít ỏi. Họ trú ngụ trong một căn hộ
chung cư dành cho người nghèo ở phía đông thành phố Chicago.
Farrah là út, cha mẹ cậu li dị ngay
khi cậu vừa chào đời và ông bố vô dụng không trợ cấp gì cho lũ trẻ. Năm chú bé
lên 6 tuổi, bà mẹ mắc bệnh tim rất nặng.
“Buổi tối, khi tôi lên giường thì mẹ
còn đang làm việc. Sáng ra khi tôi ngủ dậy cũng thấy mẹ đang làm việc. Chẳng
hiểu đêm qua mẹ có ngủ hay không”
– Farrah kể.
Thấy mẹ ốm đau mà làm việc quần
quật, cậu lo lắm và luôn luôn tự nhủ: “Mình nhất định phải làm gì đấy để
giúp mẹ đỡ vất vả. Nhưng mới 6 tuổi thì mình biết làm gì? Ai dám thuê mình làm
các việc lặt vặt (vì sợ phạm tội lạm dụng sức lao động trẻ em)”.
Sau nhiều ngày nghĩ ngợi, một ý nghĩ
nảy ra trong đầu óc thơ ngây của Farrah: “Đi bán … những hòn đá!” Cậu ra
đường nhặt những hòn đá đủ mọi hình thù, đem về rửa sạch, rồi vẽ lên đấy
các hình vẽ tự nghĩ ra.
Farrah còn làm lấy những tấm danh
thiếp trên viết mấy chữ “Tổng Giám đốc”. Mẹ không có tiền mua ca-táp, cậu dùng
hộp cơm bằng nhựa màu đỏ thay thế. Rồi Farrah diện com-lê, thắt chiếc cà-vạt
mượn của anh ruột, sau đó xách túi đá và “ca-tap” đi gõ cửa từng nhà trong khu
phố.
Farrah kể: "Khi chủ nhà mở
cửa, tôi bèn mỉm cười bắt tay họ, chìa danh thiếp, nói: "Hello! My
name is Farrah Gray. Would you like to buy this rock? It can be used as paper
weights, bookends and doorstopers (Xin chào ông bà! Cháu là Farrah Gray.
Ông bà có thể vui lòng mua giúp cháu viên đá này được không ạ? Nó có thể dùng
làm cái chặn giấy, chặn sách và chặn cửa được đấy ạ.)
Mọi người ngơ ngác cười : "Ồ,
những hòn đá này đầy ngoài đường, nếu cần thì nhặt về dùng, cớ gì phải bỏ tiền
ra mua nhỉ?’ Tôi lại nói: ‘Nhưng bây giờ chúng đã khác trước nhiều rồi ạ, xin
ông bà xem đây...".
Vì thương thằng bé lém lỉnh mà có
người vui lòng mua thứ “hàng” vô dụng ấy với giá 1,5 đô-la một hòn. Nhờ thế
Farrah kiếm được những đồng đô-la đầu tiên.
Tiếp đó chú nhóc lại có sáng kiến
mua các loại sữa tắm khác nhau đem về hòa lại thành một loại mỹ phẩm có mùi vị
mới lạ rồi lóc cóc mang tới gõ cửa từng nhà bán với giá 1,5 đô-la một chai.
Sau hai lần làm như vậy, Farrah kiếm
được 50 đô-la. “Mẹ ơi, tối nay con mời mẹ đi ăn nhà hàng nhé!” – bà
Paula Gray vô cùng ngạc nhiên thấy cậu con út 6 tuổi nói với mình như vậy.
Sau hai năm mò mẫm trên thương
trường, Farrah kiếm được 1.500 đô-la. Từ năm lên 7 tuổi, Farrah bắt đầu sử dụng
tấm danh thiếp in dòng chữ “Tổng Giám đốc thế kỷ 21”.
Bà ngoại Farrah kể: “Mới có 6
tuổi mà khi đi làm chuyện mua bán, thằng bé trông người lớn lắm! Nó diễn thuyết
như một diễn giả thực thụ, yêu cầu mọi người phải im lặng nghe nó nói, thế có
ghê không !”
8 tuổi lập công ty đầu tư
Năm 1992, Farrah cùng các bạn hàng
xóm lập công ty đầu tư, lấy cái tên rất oách là Câu lạc bộ Kinh tế doanh nghiệp
ngoại đô (Urban Neighborhood Enterprise Economic Club, UNEEC) ở vùng Nam
Chicago.
Farrah đề nghị các chủ hiệu buôn
trong khu phố góp tiền, cho mượn ô tô đi lại và nơi họp Câu lạc bộ.
Farrah kể: “Lúc đầu tôi luôn bị
người ta từ chối, cứ thấy bóng tôi là họ đóng cửa. Tôi bèn áp dụng Chính sách 5
người (Five-person Policy) và nhờ thế lũ nhóc chúng tôi góp được 15 nghìn
đô-la. Chính sách ấy là thế này: Nếu ông bà từ chối thì xin ông bà giới thiệu
cho cháu 5 người khác có thể giúp cháu.”
Với số tiền ấy, Farrah lập công ty
tiêu thụ bánh quy và tặng phẩm. UNEEC trở thành tiền thân của công ty NE2W do
Farrah đứng đầu, đặt văn phòng tại phố Wall, trung tâm tiền tệ lớn nhất thế
giới. Xưa nay phố này chưa có chủ văn phòng nào trẻ như Farrah.
12 tuổi trở thành diễn giả tài ba
Năm 1993, bà Paula Gray bốc cả gia
đình tới Las Vegas. Tài kinh doanh của chú nhóc Farrah được địa phương này quan
tâm. Một đài phát thanh địa phương phỏng vấn chú bé.
Thấy Farrah nói rất hấp dẫn, họ bèn
mời cậu chủ trì chương trình phát thanh tối thứ bảy hàng tuần có tên “Đằng
sau sân khấu” (Backstage Live) thu hút tới 12 triệu người nghe, sau đó trở
thành chương trình phát thanh - truyền hình của Las Vegas rồi tiến tới của toàn
nước Mỹ.
12 tuổi Farrah đã tỏ ra là một MC
ngôi sao rất có cá tính và năng nổ, hơn cả nhiều người dẫn chương trình khác.
Các đài truyền hình, phát thanh và báo chí tranh nhau mời cậu đi nói chuyện
hoặc dẫn các show.
Mỗi buổi diễn thuyết của Farrah được
trả từ 5000 đến 10.000 đô-la. Farrah còn tham gia kinh doanh thẻ điện thoại trả
trước KIDZTEL, vận chuyển thư tín One Stop Mail Boxes & More, phụ trách
chương trình phát thanh Youth AM/FM.
Farrah kể: “Điện thoại của tôi
suốt ngày réo chuông. Người ta hỏi tôi lập CLB đầu tư đầu tiên của mình ra sao,
do đâu mà trở thành MC giỏi thế. Họ đề nghị: ‘Cháu hãy đến kể lại cho mọi người
nghe về thành công của cháu đi. Có một tấm séc đang chờ cháu đấy!”
Hàng chục đài phát thanh và truyền
hình địa phương và trung ương mời Farrah dự các show của họ. Cậu trở nên nổi
tiếng khắp nước.
14 tuổi kiếm được triệu đô-la
Farrah thường hay vào bếp xem bà làm
các món ăn và học cách làm. Từ đó cậu nảy ra ý nghĩ lập công ty thực phẩm. Đó
là công ty Farr-Out Foods do Farrah lập ra năm cậu 13 tuổi, chuyên cung cấp các
món ăn khoái khẩu cho lũ trẻ con.
Farrah kể: “Tôi vừa đọc sách
hướng dẫn kinh doanh vừa mày mò điều hành việc kinh doanh của công ty.” Không
ngờ công ty có rất nhiều đơn đặt hàng, nhất là sau khi đưa ra món xi-rô dâu pha
va-ni rất thơm ngon, chế biến theo công thức của bà ngoại Farrah.
Dựa vào Farr-Out Foods cùng các
khoản kinh doanh khác, Farrah có thu nhập 1 triệu đô-la khi cậu sang tuổi 14, trở
thành nhà triệu phú tự tay làm nên, tức “Reallionaire”. Cậu bé tậu cho mẹ một
căn nhà rộng rãi lịch sự tại thành phố Las Vegas nổi tiếng thế giới về các trò
ăn chơi xa hoa.
Sau hai năm hoạt động, Farrah bán
công ty Farr-Out Foods được 1,5 triệu đô-la. Không thỏa mãn với những gì đạt
được, Farrah 15 tuổi tiếp tục nâng cao kiến thức kinh doanh bằng cách bỏ ra ba
năm tham gia ban Giám đốc công ty United Way miền Nam bang Nevada và trở thành
người trẻ nhất trong lịch sử bang này khi tham gia Ban Cố vấn Phòng Thương mại
Las Vegas.
Cậu cũng là thành viên trẻ nhất của
“Hội nghị Bàn tròn ban lãnh đạo người Mỹ gốc Phi” do Tổng thống G. Bush lập ra.
Farrah là Chủ nhiệm Văn phòng Nhà Trắng của tổ chức “Sáng kiến tập thể niềm
tin”, là phát ngôn viên của “Liên minh toàn quốc người vô gia cư” và “Chương
trình hiến tủy toàn quốc” cùng nhiều hoạt động xã hội khác.
Farrah đầu tư vào tập đoàn truyền
thông InnerCity – doanh nghiệp lớn nhất do người da đen lãnh đạo ở Mỹ và phụ
trách tờ tạp chí cùng tên của doanh nghiệp ấy.
20 tuổi – chia sẻ kinh nghiệm thành
công
Năm 2004, tác phẩm đầu tay của
Farrah ra đời: “Chín bước từ tay trắng trở thành giàu có” (Reallionaire:
Nine Steps to Becoming Rich from the Inside Out).
Cuốn sách này được tổ chức Giải
thưởng Quill NBC đề cử tặng thưởng cho thể loại sách tự tu thân và là sách bán
chạy năm ấy.
Trong sách, anh kể lại cho mọi người
biết các kinh nghiệm trên con đường làm giàu: - yêu quý thanh danh của mình; -
không bao giờ sợ sự khước từ của người khác; - xây dựng nhóm tư vấn của mình; -
nắm bắt mọi dịp làm ăn, chớ bỏ qua; - theo trào lưu của thiên hạ nhưng phải có
mục tiêu riêng; - chuẩn bị sẵn về tâm lý chờ đón thất bại; - chịu khó bỏ thời
gian vào học tập, đọc sách báo; - yêu quý khách hàng của mình...
Farrah Gray nói cậu tin vào hai thời
điểm quan trọng nhất trong đời người, một là giờ sinh của mình và một là khi
nào hiểu được “vì sao mình lại sinh ra”.
Tuy còn trẻ nhưng Farrah đã hiểu rõ
nghĩa vụ đối với xã hội của một doanh nhân thành đạt. Anh góp ý cho Bộ Thương
mại Mỹ lập trường đào tạo doanh nhân trẻ.
Anh lập Quỹ Farrah Gray để giúp vốn
cho các doanh nhân trẻ dưới 25 tuổi và quyên góp vào đấy tất cả số tiền nhuận
bút cuốn sách của mình.
Farrah còn viết cho thể loại sách
“Chicken Soup for the African-American Soul”, một xê-ri sách giáo dục thiếu niên
rất được ưa đọc ở Mỹ. Do có ý thức tập thể cao như vậy nên Farrah được báo chí
gọi là “Một trong những doanh nhân đáng kính và hiếm thấy”.
Tiểu sử Farrah Gray được ghi trong
Sách Danh Nhân Mỹ năm 2005 (Who’s Who in America 2005), tức danh sách những người
nổi tiếng và thành đạt của nước Mỹ năm 2005.
Farrah còn trẻ mà đã thành đạt lớn
và giành được lắm vinh dự cao quý như trên, đó là vì anh luôn luôn có tinh thần
hăng hái tiến lên và có những thói quen rất tốt.
Thành công của Farrah Gray đã làm
thay đổi cách nghĩ của nhiều người Mỹ, nhất là tầng lớp nghèo người da đen. Họ
học hỏi các kinh nghiệm của anh để vươn lên làm giàu, vươn lên tham gia các
hoạt động chính trị-xã hội bất chấp hoàn cảnh khó khăn của mình.
Chín
bước để trở thành triệu phú của Farrah Gray:
1. Yêu quý thanh danh của
mình
2. Không bao giờ sợ người
khác từ chối
3. Xây dựng nhóm tư vấn
4. Nắm bắt mọi dịp làm ăn,
chớ bỏ qua
5. Theo trào lưu chung nhưng
phải có mục tiêu riêng
6. Chuẩn bị sẵn tâm lý chờ
đón thất bại
7. Chịu khó dành thời gian
học tập
8. Thường xuyên đọc sách báo
9. Yêu quý khách hàng
Theo VNBrand
|
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012
Thần đồng kinh doanh: Farrah Gray
Chia sẻ của Michael Nguyen: Tôi thành triệu phú ở Mỹ thế nào?
Từ
10.000 USD ban đầu, tôi mua một căn nhà để cho thuê và sau đó đầu tư bất động sản.
Đến năm 2004, vốn của tôi đã lên tới hơn 2 triệu USD.
Gần đây tôi vào VnExpress đọc những tâm sự
của người Việt trên đất Mỹ và cảm nhận được rất nhiều ý nghĩ khác nhau về cuộc
sống trên đất Mỹ.
Từ lâu tôi vẫn luôn
mong làm thế nào góp một phần khả năng cho cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đựợc thành
công, để quê hương Việt Nam được giàu mạnh. Tôi lấy hết can đảm để viết lên đây
những gì đã trải qua trên đất Mỹ, giúp tôi có được ngày hôm nay.
Tôi sang Mỹ năm 22
tuổi và đã sống ở Mỹ hơn 22 năm. 10 năm đầu không biết có phải là khó khăn
không, nhưng tôi thường dậy vào lúc 3h sáng và tối thì khoảng 7h mới về nhà.
Sáng sớm tôi đi thả báo, rồi đi học và làm những việc khác suốt 10 năm. Không
phải cuộc sống ở Mỹ quá khó khăn nên tôi phải làm vậy. Ở đây đi học được lĩnh
tiền phụ cấp và làm thêm khoảng 15 tiếng mỗi tuần thì đã sống thoải mái. Nhưng
vì không muốn xin tiền trường (Financial Aid) và ấp ủ tham vọng làm giàu quá
lớn, tôi sẵn sàng chịu vất vả để hy vọng dư một ít tiền.
Thành công đầu tiên
và niềm vui lớn nhất đầu tiên sau 10 năm trên đất Mỹ là tấm bằng kỹ sư điện
toán. Ngày tôi ra trường mọi người trong gia đình ai cũng rất mừng. Nhưng niềm
vui nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng. Tôi sớm nhận ra với mức lương 50.000
USD một năm chưa trừ thuế ở vùng Silicon Valley thì tôi chỉ làm công như vậy
suốt đời và tham vọng làm giàu khó thành hiện thực. Tuy vậy tôi vẫn giữ việc
làm vì vẫn chưa có cách nào khác. Một năm sau khi ra trường, tôi bắt đầu tìm
nhà để mua. Sự thất vọng càng rõ ràng hơn vì tôi vẫn chưa dành được 10% để mua
căn nhà khoảng 300.000 USD ở Silicon Valley. Dù có mua được đi nữa thì với mức
lương đó cũng chỉ vừa đủ để trả tiền ngân hàng hàng tháng và một cuộc sống sẽ
rất chật vật.
Suy nghĩ để tìm một
hướng khác cho cuộc sống lớn dần lên trong tôi mỗi ngày. Trong một lần về thành
phố Sacramemto chơi, thủ phủ của California cách Silicon Valley khoảng hai
tiếng và cách thành phố San Francisco khoảng 1h30 phút lái xe, tôi thấy giá nhà
ở đây quá chênh lệch và quá rẻ. Giá nhà khởi đầu từ 10.000 USD cho đến vài trăm
nghìn đôla. Một hướng đi mới và một tia sáng mới cho những ý tưởng trong đầu đã
đốt lên trong tôi. Khoảng vài tuần sau đó tôi đã nhanh chóng rút ra 10.000 USD
từ thẻ tín dụng để mua một căn nhà gần như tệ nhất và ở khu xấu nhất tại đây.
Sau khi mua xong, từ
thứ hai đến thứ sáu tôi đi làm ở San Jose, chiều thứ sáu tôi đi thẳng về đây để
sửa nhà và đến tối chủ nhật thì về lại San Jose để chuẩn bị cho thứ hai đi làm.
Tôi chưa bao giờ sửa nhà nên không biết gì cả, nhưng vì không có nhiều tiền nên
tôi cố gắng tự làm lấy. Những chỗ nào hư nếu thấy khó khăn một chút thì tôi vẽ lại
trước lúc tháo ra. Cứ như vậy sau hai tháng làm những ngày cuối tuần và tốn
thêm khoảng 3.000 USD tiền mua vật liệu, căn nhà của tôi đã ở được. Vì đang làm
ở San Jose nên tôi quyết định cho thuê.
Tôi đăng báo và cho
thuê 500 USD mỗi tháng. Rất vui là người Mexico đến xem nhà đầu tiên thì đã
thuê nó. Như vậy tôi mua căn nhà 10.000 USD, tiền sửa chữa 3.000 USD, tổng cộng
là 13.000 USD. Tôi trả thẻ tín dụng 200 USD, những chi phí khác như thuế và bảo
hiểm 100 USD mỗi tháng nữa là 300 USD. Tôi còn dư lại 200 USD để cộng thêm vào
lương thu nhập hàng tháng của tôi. Niềm vui chưa dừng lại ở đó vì sau khi tôi
gọi Bank of America đến định giá căn nhà của tôi sau khi sửa xong và cho mướn
là 35.000 USD. Họ cho tôi rút ra 25.000 USD.
À, Bank of America họ
cũng đâu khờ lắm đâu, vì căn nhà tôi mua 10.000 USD. Nếu gọi người thầu đến sửa
thì cũng đã mất từ 15.000 - 25.000 USD. Cộng thêm công việc tôi đang làm là
50.000 USD một năm, số tiền họ cho tôi rút ra từ căn nhà là một sự đầu tư rất
tốt đối với họ qua tôi. Tôi cảm thấy rất mừng vì số tiền tôi đem về sau hai
tháng quá lớn so với số tiền dành dụm được sau 10 năm ở trường và một năm đi
làm. Như vậy tiền nhà tôi cho mướn vừa đủ để trả tiền hàng tháng của thẻ tín
dụng. Tiền Bank of America cho rút ra, tôi dùng để mua thêm hai căn nhà nữa và
cứ cách đó thì sau hai năm tôi đã có 10 căn nhà như vậy.
Cuộc sống của tôi đã
thay đổi từ đó. Sau khi tôi mua xong 10 căn thì giá nhà ở đây bắt đầu đi lên.
Tôi mạnh dạn quyết định nghỉ làm ở công ty măc dù công ty tôi đang làm rất tốt
và chúng tôi đang thực hiện hợp đồng cho quốc phòng. Ngày tôi viết giấy xin
nghỉ, sếp của tôi nói công ty có thể cho tôi nghỉ ba tháng và nếu muốn thì quay
lại nhưng tôi quyết tâm bỏ hẳn để phát triển công việc đầu tư nhà cửa. Tôi thầm
nói rằng dù có thất bại thì tôi cũng chọn con đường khác chứ không thể làm công
ty chật vật trong cuộc sống như vậy.
Sau đó, tôi bắt đầu
bán bớt một vài căn nhà, mua đất tự xây và mướn thêm người xây nhà lớn hơn để
bán từng cái một. Giai đoạn xây dựng ở đây tôi cũng chưa có kinh ngiệm nhưng cứ
vừa làm vừa chạy đến ở những nơi họ đang làm nhà để hỏi và lấy kinh nghiệm. Cứ
như vậy, mua đất xây và bán, vốn tôi lớn dần lên. Tôi bắt đầu đầu tư vào những
trung tâm thương mại cỡ nhỏ. Sau năm năm từ 1999 đến cuối năm 2004 thì vốn tôi
đã hơn 2 triệu USD. Vào năm 2004 khi giá nhà ở đây đang lên vùn vụt, tôi bắt
đầu tính toán thấy được sư mạo hiểm và không đầu tư thêm ở đây nữa. Trong thời
điểm đó không biết làm gì để phát triển thêm, và cũng rảnh rỗi nên tôi quyết
định về Việt Nam chơi. Khi về Việt Nam, tôi phát hiện thị trường địa ốc ở đây
đang có tiềm năng rất lớn nên tôi đã bán bớt ở Mỹ và đầu tư cùng với thân nhân
của tôi ở Việt Nam.
Sau lần khủng hoảng
kinh tế vừa qua, dù đã tính toán và chuẩn bị trước, nhưng tôi vẫn phải chia sẻ
sự mất mát cùng với những người đầu tư địa ốc ở Mỹ. Tuy nhiên, những gì còn lại
qua sự chuẩn bị đủ cho tôi cảm thấy vui, hạnh phúc và đầu tư lại với một chiến
lược mới hơn, lớn hơn, tiềm năng hơn. Rất nhiều người ở đây đang vật lộn với
cơn khủng hoảng vừa qua, nhưng tôi cám ơn nó đã cho tôi cơ hội để đầu tư vào
những gì mà trước đó không thể làm.
Cuộc sống ở Mỹ là cơ
hội và đúng ra không vất vả như tôi đã trải qua, nhưng tôi chấp nhận vất vả vì
tham vọng làm giàu. Tôi không cảm thấy hối tiếc vì 10 năm ấy, vì đó là những
kiến thức vô giá tôi đã học được, trở thành hành trang mãi cho tôi trong cuộc
sống.
Các bạn cũng có thể bắt đầu như tôi 10 năm trước,
mua những căn nhà rất nhỏ và rất rẻ. Hoặc bạn bắt đầu mua một miếng đất rất nhỏ
hay một miếng đất rất lớn, nhưng xây một căn nhà rất nhỏ cỡ vài chục nghìn USD
để vừa ở và vừa đầu tư, chứ không cần phải vay ngân hàng để mua một căn nhà đắt
giá rồi quần quật đi làm trả tiền hàng tháng.
Trong bất cứ đầu tư
nào, bạn luôn cần phải tỉnh táo để biết lúc nào nên dừng và giới hạn theo khả
năng quản lý và dòng vốn của bạn. Bạn cần phải tính toán chi tiêu và đầu tư cho
hợp lý. Nếu bạn mạo hiểm quá so với số vốn và số tiền bạn có thì dù có bao
nhiêu tiền bạn cũng sẽ cảm thấy rất túng thiếu. Nếu mạo hiểm để vay mượn nhiều
quá trong bất cứ đâu tư nào so với số vốn mình có, thì nó cũng không khác gì
đang chơi cổ phiếu hay đánh bạc.
Thành công không thể có khi
tiền bạc của bạn quá nhiều nhưng sức khỏe của bạn quá kém. Cân
bằng giữa sức khỏe và tiền bạc sẽ cho bạn sự vui vẻ tự tin để tỉnh táo cho
những quyết định trong công việc. Mỗi buổi sáng tôi chỉ cần 10 phút tắm hơi và
buổi chiều 40 phút chạy máy, cộng với ăn uống cẩn thận đã cho tôi cân bằng được
sức khỏe.
Có người thành công
và người thất bại trên đất Mỹ, nhưng đối với tôi nó là một thiên đường. Khi đến
đây, tôi không có gì ngoài hai bàn tay trắng và một ít kiến thức vì tôi đã bỏ
học từ khi còn tiểu học ở Việt Nam. Tôi thầm cám ơn xã hội Mỹ đã tạo cơ hội cho
tôi đạt được một kiến thức ở trường để làm một hành trang vô giá theo tôi mãi
trong cuộc sống, dù nó là một cái giá mà tôi đã phải trả bằng sự vất vả suốt 10
năm. Cũng từ nơi này mà dù ít hay nhiều tôi đã góp phần giúp chị em tôi ở Việt
Nam. Số tiền tôi có để cùng với thân nhân đầu tư ở Việt Nam, dù không phải là
quá lớn, nhưng nó cũng là một phần trong số gần 3-4 tỷ USD khi đó người Việt ở
nước ngoài đã cùng nhau gửi về Việt Nam hàng năm góp phần xây dựng quê hương.
Thành công của tôi
trên đất Mỹ so với rất nhiều người Việt Nam ở đây thì quá nhỏ bé. Nhưng tôi
muốn chia sẻ kinh nghiệm khởi đầu từ số vốn nhỏ bé cùng với việc tôi làm nhiều
người Việt đều có thể làm theo trong thời điểm khủng hoảng này. Hãy thay đổi
suy nghĩ và nhìn khủng hoảng kinh tế như là một sự điều chỉnh để tạo cơ hội làm
giàu cho bạn. Mỗi lần khủng hoảng là một cơ hội để bạn làm giàu, nếu khủng
hoảng tiếp lần hai thì bạn sẽ có đến hai cơ hội để làm giàu. Nhưng nếu bạn
không thay đổi suy nghĩ và biết cách để tận dụng cơ hội này thì nếu khủng hoảng
tiếp lần hai xảy đến, bạn sẽ đón nhận thêm nữa một sự khó khăn chồng chất lên
khó khăn hiện tại của bạn.
Những dòng tâm sự này
nếu không nghĩ đến góp phần xây dựng cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, và không nghĩ đến
góp phần xây dựng quê hương Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn thì tôi đã không đủ
can đảm để bỏ thời gian viết ra. Hy vọng những trải nghiệm của tôi có thể định
hướng cho một vài người có tham vọng như tôi.
Chúc các bạn thành
công!
Michael
Nguyen từ Elk
Grove, California
Theo
VnExpress.net
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)