Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Chương trình tặng bài giảng kỹ năng mềm và chương trình phát triển hành trang nghề nghiệp cho các bạn sinh viên ngay từ năm thứ nhất



Chương trình tặng bài giảng kỹ năng mềm và chương trình phát triển hành trang nghề nghiệp cho các bạn sinh viên ngay từ năm thứ nhất 

Các bạn vui lòng download tài liệu kỹ năng mềm : trình bày, dịch vụ khách hàng, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, ra quyết định, đàm phán, tạo động lực làm việc ,làm việc nhóm , giao tiếp trong kinh doanh 

Link download 


Làm sao chuẩn bị khi ra trường không phải " lễ tốt nghiệp " là " lễ thất nghiệp " với chương trình Hành Trang Nghề Nghiệp 15 talkshow trên FBNC từ 30 HR Director, Chuyên viên tư vấn , CEO , các module : xây dựng thương hiệu bản thân, làm việc nhóm, tư duy tích cực, tư duy sáng tạo, làm thế nào vượt qua thử việc, trả lời phỏng vấn v/v 

Module kỹ năng trả lời phỏng vấn - Interview skills 


Đặc biệt trong tài liệu có link xem video chương trình hành trang nghề nghiệp 15 talkshow - 30 phút talk show Viện quản lý việt nam là đơn vị đứng đầu tại việt nam trong các chương trình phát triển cộng đồng nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên và lao động trẻ trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả và năng suất 

Các bạn có thể ghé xem www.softskill.edu.vn, www.youtube.com/user/vimtraining ,www.facebook.com/ngayhoivieclam, http://ngayhoivieclam.wordpress.com/ là các web site chương trình cộng đồng của viện quản lý việt 
nam

1- Làm thế nào vượt qua thử việc hiệu quả 
2- Thực tập hiệu quả - vượt qua kỳ thực tập 
3- Vai trò kỹ năng mềm - làm thế nào phát triển kỹ năng mềm 
4-Khung năng lực – Competencies framework 



5-Tư duy tích cực – Positive thinking


6-Thách thức lao động trẻ trong thế kỷ 21- Challenges for young workforces in 21st century




7-Vai trò tính cách trong phát triển nghề nghiệp – Personality and its role in career development




8-Sáng tạo hiệu quả - Effective creativity




9-Làm việc hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp – Effective working in professional working environment




10-Làm việc nhóm - Effective teamwork




11-Phát triển thương hiệu bản thân – How to develop personal brand name




12-Kỹ năng mềm – The importance of sofskill and how to develop them




13-Làm thế nào vượt qua thử việc – Effective probation


các bài viết về hướng nghiệp 

CV- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 3

Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa? – Phần 2


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 1


6 Chữ P Trên Con Đường Tìm Việc

Có nên rải CV khi tìm việc hay không

Vai trò xác định tính cách trong nghề nghiệp


Hoạch định cuộc đời


Đừng Biến “Ngày Hội Việc Làm” thành những cuộc đi chơi vô bổ


Một bản CV hoàn hảo nên như thế nào


Hoạch định nhu cầu đào tạo bản thân – Tại sao đào tạo từ phía công ty là không đủ


Có nên nói dối trong phỏng vấn ? – Phần 1


Có nên nói dối trong phỏng vấn ? – Phần 2


Chia xẻ chân tình với các bạn trẻ thế kỷ 21


Công Thức Thành Công Cho Các Bạn Trẻ


Bản CV Hoàn Hảo Phần 2- CV “sát thủ” – Killer CV


Hãy Viết CV của các bạn ngay từ năm thứ nhất


Mô hình 8 C trong tuyển dụng


Làm gì khi nhận được lời mời phỏng vấn


Cơ hội trong cuộc đời


Các thái độ đúng đắn khi đi thực tập tốt nghiệp


Các nhóm Kỹ Năng Mềm


Các câu hỏi quyết định “Công ViệcTrong Mơ” cho sinh viên mới tốt nghiệp


Làm thế nào vượt qua vòng gác cửa


Nghỉ việc cũng phải chuyên nghiệp – Phần 1


Đối thoại với tác giả bài: Đại học, lễ tốt nghiệp hay “lễ thất nghiệp”


Vì sao các trường không công bố được tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm?


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 3


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa? – Phần 2


Có nên rải CV khi tìm việc hay không


6 Chữ P Trên Con Đường Tìm Việc


Trợ lý tìm việc online – Các bạn đã có chưa ?- Phần 1


Đừng Biến “Ngày Hội Việc Làm” thành những cuộc đi chơi vô bổ


Một bản CV hoàn hảo nên như thế nào


Hoạch định nhu cầu đào tạo bản thân – Tại sao đào tạo từ phía công ty là không đủ

CV- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


Thân gởi các bạn Tân Cử nhân

Những ngày tháng 6, sinh viên năm cuối nô nức chụp những bức ảnh thật đẹp trong bộ áo cử nhân chỉn chu và nụ cười rạng rỡ. Nhưng niềm vui tốt nghiệp chưa vơi, thì cũng ngay sau đó, rất nhiều bạn sinh viên đã phải đối mặt với nỗi lo khác, cũng là “nghiệp”, nhưng là… thất nghiệp! Những cử nhân phải “giấu” tấm bằng ĐH, chấp nhận đi làm công nhân; sau 1 năm ra trường vẫn loay hoay tìm việc, vẫn sống bằng tiền bố mẹ gửi hàng tháng; hay không thể xin được việc đành học tiếp cao học dù tương lai chưa biết sử dụng tấm bằng Thạc sĩ đó như thế nào… là câu chuyện không còn hiếm! Cuộc sống của những sinh viên sau khi ra trường, có lẽ cũng vì thế mà nhiều hơn những tiếng thở dài…Nếu như bạn cũng đang thất nghiệp, vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mình thất nghiệp?Trả lời cho câu hỏi ấy, có thể nhiều bạn đã vội vàng phân trần rằng: Vì kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp hạn chế tuyển nhân sự; vì chuyên ngành mình học vốn rất khó xin việc; vì nhà mình không có điều kiện để giúp mình xin được một công việc tốt; vì xin việc cơ quan nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm?...

Nhưng thực chất, nguyên nhân chính khiến bạn thất nghiệp ở chính bạn mà thôi!Bạn có thấy 4 năm ĐH ay 3 năm CĐ của mình quá thảnh thơi hay không, khi chỉ cuộc sống thời sinh viên của bạn chỉ là ăn học - ngủ nướng và yêu đương; hàng ngày bạn vẫn đến trường rồi về nhà, thỉnh thoảng lên thư viện học và nỗi lo lắng của bạn khi ấy chỉ gói gọn trong điểm số của những kỳ thi?... Các bạn vẫn nghĩ rằng, sinh viên thì chỉ học tốt để ra trường có được một tấm bằng tốt! Thế nhưng, thực tế là để có một công việc tốt sau khi ra trường thì một tấm bằng chưa bao giờ là đủ!Bằng ĐH, CĐ là sự ghi nhận kết quả học tập của bạn sau 4 hay 3 năm học trên giảng đường – là một “vật chứng” có giá trị, nhưng lại có "giá" rất rẻ so với thực tế “nhà nhà tìm việc, người người tìm việc” hiện nay. Và đề tạo lợi thế cho mình khi đi xin việc, ngoài tấm bằng ĐH, CĐ bạn cần có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc, giao tiếp… – những điều mà trường ĐH không dạy bạn nhưng nhà tuyển dụng luôn luôn cần. Để có được những điều ấy, bạn buộc phải tự rèn luyện, tự trau dồi trong quá trình đi làm thêm, học thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế ở giảng đường ĐH. Rõ ràng, một sinh viên đã có “thâm niên” “xông pha” đi làm thêm ngay từ những ngày còn là sinh viên bao giờ cũng tự tin và có được nhiều cơ hội tìm việc hơn so với bạn khác chưa từng trải. Chính sự kém năng động, tự “ru ngủ” bản thân từ khi còn đang là sinh viên chính là chuẩn bị cho sự thất nghiệp sau khi bạn ra trường đấy!Phải làm sao nếu như bạn ra trường mà vẫn chưa có kinh nghiệm?Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước! Rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “Nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, mà một sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”. Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy!, quan trọng là bạn phải tự tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thực sự.

Hãy bắt đầu bằng việc dũng cảm gõ cửa các cơ quan và xin vào tập sự ở một vị trí công việc phù hợp, với mức lương thấp hoặc thậm chí là không lương. Hãy tạm gác lại mong muốn sớm có được một công việc ổn định cũng như áp lực về thu nhập, bạn hãy làm việc chăm chỉ, nghiêm túc trên tinh thần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khoảng thời gian học việc quý giá này sẽ giúp bạn sớm tìm được một công việc như mong muốn, gạt đi nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp… Bên cạnh đó, đừng bao giờ sao nhãng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng để phục vụ tốt cho công việc trong tương lai của bạn…Hành trình tìm việc sau khi ra trường đôi khi sẽ gian nan hơn bạn nghĩ nhưng điều quan trọng là bạn đủ quyết tâm, đủ nỗ lực để chấp nhận những khó khăn và vất vả. Để hành trình tìm việc được rút ngắn hơn và trở nên dễ dàng hơn, thì hãy tự tích lũy cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm ngay khi còn đang là sinh viên.---------> Gởi lời chúc đến các bạn sẽ sớm tìm được công việc yêu thích và đúng chuyên ngành mình học!!

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Nữ sinh 15 tuổi kiếm triệu đô từ bán dép xỏ ngón

Nảy ra ý tưởng từ năm lên 8, thành lập công ty khi 13 tuổi, chỉ sau 2 năm, Madison Robinson đã đưa sản phẩm của mình vào các chuỗi bán lẻ thời trang nổi tiếng như Macy's hay Nordstrom và kiếm được cả triệu đô.

 


Madison đã bán được hơn 60.000 đôi dép trong vòng 2 năm. Ảnh: Forbes
Trong khi phần lớn bạn bè cùng tuổi còn lo học hành, hay mải đắn đo nên mặc gì trong buổi dạ hội ở trường, Madison Robinson, 15 tuổi ở bang Texas (Mỹ) đã kiếm được cả triệu USD từ kinh doanh dép xỏ ngón.

Năm lên 8, Madison đã nảy ra ý tưởng làm những đôi dép xỏ ngón trang trí bằng hình sinh vật biển và gắn đèn nhấp nháy. Sau này, bố cô - Dan Robinson - một nhà thiết kế áo phông đã giúp biến những bức vẽ của con gái thành sản phẩm mẫu.
Hơn 30 cửa hàng đã liên hệ với cha con Robinson ngay khi nhìn thấy những đôi dép độc đáo này tại một hội chợ thương mại. Năm 2011, công ty của Madison ra đời với cái tên "Fish Flop". Thương hiệu này nhanh chóng trở nên nổi tiếng, đặc biệt là với trẻ em. Bởi Madison không chỉ bán mũ, áo phông mà còn viết sách cho trẻ em và cả ý tưởng về một trò chơi online dưới thủy cung.
Website fishflops.com của Maddie cũng được thiết kế trên tông màu xanh biển, những sản phẩm đều được in hình các con vật ngộ nghĩnh như cá voi, rùa biển, bạch tuộc... Theo Forbes, Madison là một cô bé táo bạo, tài năng và có thể lọt top 400 tỷ phú trong tương lai.

Mỗi đôi dép xỏ ngón có giá 25 USD. Trong hai năm kể từ khi thành lập công ty, Madison đã bán được hơn 60.000 đôi với doanh thu bán lẻ 1,2 triệu USD. Theo bố cô, đây chưa phải là toàn bộ doanh thu của công ty, do họ còn bán buôn nữa.

Mới đây, Madison cũng ký hợp đồng với hai đại gia bán lẻ thời trang là Macy's và Nordstrom. Macy's thậm chí còn đề nghị Madison thiết kế dòng sản phẩm cho người lớn.

Madison cho biết việc kinh doanh đã giúp cô trau dồi nhiều kỹ năng sống. Không chỉ tự thiết kế, đổ màu trên máy tính, Madison còn phải học cách đóng gói hàng vận chuyển, giám sát kho, đặt giá, marketing trên mạng xã hội, theo dõi doanh thu và quản lý gian hàng trong hội chợ thương mại. Cô còn từng viết thư tay để tiếp cận các nhà bán lẻ, sau đó thuyết phục họ bằng những mẫu thiết kế khả thi của mình.

Dù kiếm được không ít tiền, Madison cho biết bố cô sẽ giữ toàn bộ và để dành cho tới khi vào đại học. Cô muốn phát triển thêm Fish Flop khi đủ 18 tuổi bằng kinh nghiệm thực tế và còn cân nhắc mở một lớp dạy kinh doanh.
Flag Counter