Tại sao
các startup lại có thể gia tăng được lượng tiền đầu tư vào chúng? Và làm
thế nào? Đó là hai câu hỏi tiêu tốn không ít chất xám và giấy mực của
giới công nghệ và tài chính. Mặc dù đó là những câu hỏi rất phức tạp
nhưng câu trả lời có thể tóm gọn lại là: “Có một ai đó ở một nơi nào đó
đã nghĩ rằng anh ta có thể kiếm được tiền nhờ chúng.”
Hãy cùng xem xét các nỗ lực đầu tư vào một số startup nổi tiếng và bạn sẽ hiểu vì sao có người lại cho rằng sự đầu tư của anh ta là an toàn và có thể mang về lợi nhuận. Sau đây là câu chuyện về 5 startup nổi tiếng nhận được những khoản đầu tư kếch xù kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và làm thế nào họ đã làm được như vậy.
1. Groupon
Groupon cung cấp các mặt hàng giảm giá từ các doanh nghiệp địa phương, các phiếu giảm giá chỉ có hiệu lực khi có nhiều người sử dụng nó. Ví dụ, Groupon gần đây đã hợp tác với Gap để cung cấp vải và các phụ trang giảm giá có giá gốc 50 đô xuống chỉ còn 25 đô la.Với những phiếu giảm giá vô cùng hấp dẫn cho những khách hàng, Groupon chấp nhận bị cắt giảm doanh thu. Groupon luôn giữ giá của các phiếu giảm giá dưới một nửa giá gốc và mong đợi sẽ thu về 400 triệu đô la trong năm 2010.
Groupon ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Từ những khoản đầu tư khá khiêm tốn 1 triệu đô la ban đầu, startup này đã nhận được một khoản đầu tư là 173 triệu đô trong những năm kế tiếp, phần lớn trong số đó là sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau khi thu được 6,8 triệu đô trong lần rót vốn đầu tiên, Groupon đã tiếp tục thành công với 30 triệu đô la trong lần rót vốn thứ 2 vào tháng 12 năm 2009 với nhà đầu tư lớn nhất là Accel Partners. Trong lần rót vốn tiếp theo, Groupon tiếp tục nhận được khoản đầu tư 135 triệu đô la với nhà đầu tư lớn nhất là công ty Digital Sky Technologies, nhà đầu tư nổi tiếng cho Zynga và Facebook.
Chẳng cần phải hỏi, việc có được nguồn doanh thu từ sản phẩm chính của công ty là một yêu cầu quan trọng của các startup được đầu tư vào. Groupon đã làm được điều đó. Ngoài việc giá trị của các sản phẩm mà Groupon cung cấp, việc tạo ra một lượng doanh thu lớn cũng là một yếu tố được startup này hướng đến. Không giống như các ứng dụng xã hội khác đòi hỏi phải hợp tác với bên thứ 3 và đầu tư vào quảng cáo cho những sản phẩm chẳng liên quan đến chúng tới người dùng thì việc tạo ra doanh thu lại là chức năng chính của Groupon.
2. Zynga
Zynga nhà phát hành của nhiều game casual nổi tiếng như FarmVille và Mafia Wars, xây dựng một mô hình doanh thu thông qua giao dịch với những người dùng cuối bằng tiền tệ ảo để mua bán các vật phẩm ảo. Zynga đã chứng minh rằng chỉ với các giao dịch nhỏ trên Facebook cũng có thể tạo nên những lợi nhuận khổng lồ và rất đáng để đầu tư.
Mặc dù Zynga đã vi phạm một quy tắc quan trọng của các web startup là không xây dựng công việc của mình trên nền tảng của người khác nhưng Zynga vẫn thu hút được một lượng lớn người dùng thường xuyên và mang lại những giá trị to lớn. Nhiều nguồn tin cho hay, Zynga đã được đầu tư 519 triệu đô la, lượng đầu tư đã tăng kể từ tháng 12 năm 2009. Trong tháng đó, Zynga đã nhận được 180 triệu đô tiền đầu tư từ các công ty như Andreessen Horowitz, Digital Sky và một vài công ty khác. Và vào tháng 6 năm 2010, Zynga tiếp tục nhận được một khoản đầu tư 300 triệu đô la từ Google và SoftBank. Với hơn 56 triệu người Mĩ chơi game trên các mạng xã hội, cũng không khó hiểu tại sao các công ty lại vung những khoản tiền lớn như vậy vào ngành này.
3. Twitter
Từ khi ra mắt năm 2006, dịch vụ tiểu blog Twitter đã trở thành một phương tiện truyền thông xã hội được mọi người ưa chuộng, nhận được 1 khoản đầu tư 160 triệu đô từ năm 2007. công ty này tiếp tục nhận được các khoản đầu tư có tổng trị giá 136 triệu đô vào năm 2009 từ các công ty Benchmark, Morgan Stanley, Union Square và một số công ty khác.Điểm đáng chú ý ở đây là Twitter đã nhận được các khoản đầu tư rất lớn kể trên trước khi Twitter tìm ra một phương án kiếm được doanh thu khả thi. Điều này đi ngược lại với xu hướng lớn trong đầu tư (rằng các công ty đầu tư mạo hiểm cần phải nhìn thấy một cách rõ ràng nguồn doanh thu trước khi đầu tư vào). Twitter đã làm được điều đó nhờ vào một yếu tố quan trọng nhất đó chính là con người.
Ngoài việc tăng trưởng dịch vụ theo cấp số mũ, Twitter còn nhận được sự hậu thuẫn từ những người nổi tiếng như Ashton Kutcher hay Justin Timberlake. Nhưng không gì có thể mang lại ý nghĩa cho Twitter như sự có mặt của Oprah, cô đã mang lại một khoảnh khắc lịch sử đáng nhớ cho Twitter khi mang lại một lượng lớn người dùng và sự chú ý của công chúng và dư luận.
Với việc ngày càng thu hút số lượng người sử dụng và sự chú ý của giới truyền thông, Twitter đã trở thành một cơ hội mà các nhà đầu tư không thể xem thường.
4. Asana
Người đồng sáng lập Dustin Moscovitz và kĩ sư trưởng của Facebook Justin Rosenstein đã hợp tác với nhau để cùng sáng lập ra Asana, một startup chuyên về xây dựng phần mềm quản lí dự án. Asana hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai và chưa ra mắt sản phẩm nào ra thị trường. Trường hợp của Asana đó là sản phẩm tuy mới trong giai đoạn phôi thai đã được giả định rằng chắc chắn sẽ thành công bởi kinh nghiệm trong quá khứ cũng như khả năng về trí tuệ của những người tạo ra nó.
Đôi khi, các startup có thể nhận được đầu tư chỉ bằng thành tích trong quá khứ của mình. Khi một tay cốt cán của một công ty lớn rời công ty để thành lập một startup riêng, một việc khá thường xảy ra ở Silicon Valley, họ có thể nhận được sự đầu tư thậm chí trước khi bắt tay vào thực hiện dự án.Trong hơn 7 tháng năm 2009, Asana đã nhận được 10,2 triệu đô la đầu tư. Các nhà đầu tư đã dựa vào thành công trong quá khứ của Moscovitz và Rosenstein. Có thể nói, việc này giống như là đang đầu tư vào bản giao hưởng tiếp theo của Beethoven hay một tác phẩm mới của Van Gogh vậy (hay một Facebook tiếp theo).
5. Ustream
Cuối cùng là Ustream, một nền tảng phát video trực tuyến tương tác trực tiếp, đã nhận được một khoản đầu tư 75 triệu đô la trong đầu năm trước từ SoftBank. Trong những lần rót vốn đầu tiên, Ustream chỉ nhận được tổng cộng 13 triệu đô la. Đây quả thực là một bước nhảy vọt đối với Ustream.Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ lớn trong lĩnh vực video trực tuyến nhưng Ustream đã tạo ra dấu ấn của riêng nó trong thị trường video trực tiếp. Ustream đã tạo ra một thành công trên quy mô lớn khi nhận được các hợp đồng phát sóng trực tiếp cho các sự kiện lớn, những buổi họp báo của những người nổi tiếng và thậm chí là buổi nhậm chức tổng thống Mĩ năm 2008.Trong khi việc cạnh tranh với các đại gia sừng sỏ như Youtube có thể mang lại những rủi ro lớn cho việc đầu tư, nhưng bù lại Ustream vẫn có thể thành công thông qua các công nghệ tân tiến và các chiến lược thu hút người dùng xuất sắc.
Theo Mashable