Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh
doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không
đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh
triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
Ai cũng có các ý tưởng. Tôi (Rahul
Varshneya-tác giả bài viết) có hàng tá ý tưởng khi chải răng, khi lái xe
đi làm và khi ngồi vào bàn đọc một bài báo. Nhưng điều đó không có
nghĩa tất cả các ý tưởng đó đều có thể chuyển thành cơ hội kinh doanh
triệu đô.
Không phải vì những ý tưởng đó không thể chuyển thành doanh nghiệp triệu đô nhưng có lẽ tôi không đủ nghị lực để xem xét những ý tưởng đó qua giai đoạn quan trọng đó.
Bạn thể có nhiều ý tưởng. Nhưng nếu bạn không có thì cũng đừng tuyệt vọng. Bạn không cần các ý tưởng để bắt đầu một công việc kinh doanh bất chấp các ý tưởng kinh doanh của bạn không có giá trị. Tôi sẽ giải thích lý do.
Ý tưởng chỉ là ý tưởng. Một ý tưởng là
hạt giống của một sản phẩm hoặc dịch vụ thành công. Nếu không có sự chăm
sóc và duy trì thích hợp, nó sẽ không thể đơm hoa kết trái được. Các ý
tưởng cần sự nghiên cứu chắc chắn về thị trường mục tiêu, một chiến lược
tốt và một kế hoạch kinh doanh thuyết phục, nếu không ý tưởng đó không
thể tiến xa được.
Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh
doanh và muốn tiến xa hơn với nó, thì một ý tưởng không thôi thì không
đủ. Để bắt đầu biến một giấc mơ khởi nghiệp thành công việc kinh doanh
triệu đô, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
1. Chốt một ý tưởng kinh doanh.
Nếu bạn đang cân nhắc một số ý tưởng, tôi
đánh cược là chẳng có ý tưởng nào sáng sủa cả. Tại sao tôi lại nói vậy?
Vì cách làm của bạn hoàn toàn sai. Hãy đọc lướt qua các ý tưởng khác
nhau mỗi ngày và phỏng đoán xem liệu chúng có tạo động lực cho bạn hay
chúng sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu.
Thời gian bạn dành cho các ý tưởng này có
vẻ sẽ không đủ, và có lẽ bạn không thiết tha với ý tưởng nào trong số
đó. Vậy bạn sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào? Hãy chọn lấy ý
tưởng lay động bạn nhất, khiến bạn cảm thấy thiết tha nhất và giữ lại ý
tưởng đó. Giữ lại ý tưởng đó cho đến khi bạn không thể tiến thêm nữa,
cho đến khi bạn đã dành toàn bộ sức lực, suy nghĩ cho nó.
Chỉ sau đó bạn mới biết liệu ý tưởng kinh doanh đó có đáng giá triệu đô hay không.
2. Xác nhận ý tưởng của bạn.
Ý tưởng của bạn sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu bạn không chia sẻ nó và không thử nghiệm nó với các khách hàng thực.
Viết một kế hoạch kinh doanh có những dự đoán thông qua nghiên cứu thị trường là cách ngắn và chắc chắn nhất để đưa ra quyết định về một công việc kinh doanh mới. Không gì hiệu quả bằng một khách hàng thực sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Vậy làm cách nào bạn có được khách hàng khi vẫn còn ở giai đoạn lên ý tưởng và không muốn mất một số tiền lớn tạo nên thứ mà khách hàng không muốn?
Tạo nên một sản phẩm hoặc một nguyên mẫu sản phẩm với số lượng tối thiểu. Ý tưởng là đưa ra một thứ gì đó cung cấp giá trị cơ bản của công ty bạn hoặc giải quyết được vấn đề cốt lõi của các khách hàng.
Nguyên mẫu sản phẩm có thể là một slide
trình chiếu PowerPoint, một hộp thư thoại hoặc chỉ là một trang đích. Đó
là những thứ bạn thường chỉ mất một ngày hoặc 1 tuần để tạo ra. Một
nguyên mẫu sản phẩm có thể là một sản phẩm có các chức năng thực và có
các tính năng chính.
Chia sẻ nó với mạng lưới của bạn và theo
dõi phản ứng của mọi người. Mọi người có hứng thú sử dụng nó không? Họ
có cảm thấy nhu cầu hoặc vấn đề của mình được giải quyết sau khi sử dụng
sản phẩm của bạn không? Sản phẩm có dễ sử dụng không?
3. Thực hiện.
Ý tưởng triệu đô không phải bỗng dưng mà có. Facebook không phải là ý tưởng triệu đô mãi đến khi nó được đem ra thực hiện.
Các ý tưởng sẽ chuyển hóa thành sản phẩm và các sản phẩm này cũng tự chuyển hóa qua giai đoạn khách hàng đưa ý kiến phản hồi và sử dụng. Bạn phải xây dựng một nguyên mẫu sản phẩm, một sản phẩm có kích thước tối thiểu hoặc sản phẩm beta và trao nó vào tay khách hàng. Hãy để khách hàng quyết định xem ý tưởng này có giá trị hay không.
Hầu hết mọi người không đưa ra sản phẩm
đúng lúc và dành hầu hết nguồn lực để cố gắng tạo ra một sản phẩm hoàn
hảo. Hãy tiết kiệm một chút thời gian, nỗi buồn phiền và nhất là tiền
bạc và tạo nên một sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
4. Tìm kiếm một thị trường lớn hơn.
Đừng lãng phí thời gian vào một ý tưởng không phục vụ được cho số đông khách hàng. Chắc chắn bạn có thể bắt đầu ở khu vực địa phương và sau đó mở rộng ra, nhưng ý tưởng của bạn có giải quyết được nhu cầu của vài trăm khách hàng không? Ý tưởng của bạn có khả năng mở rộng thêm tới vài trăm ngàn khách hàng tiếp theo không? Nếu không, bạn đang không xây dựng một công ty.
Xem xét xem liệu vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết có thực sự là vấn đề của số đông không. Và nó không phải chỉ là vấn đề của bạn và một vài người hàng xóm, bạn bè hoặc mạng lưới của bạn.
Hãy nghĩ lớn, nghĩ rộng ra phạm vi toàn cầu nếu bạn có thể.
Ý tưởng của bạn phải dựa trên một đối
tượng khách hàng lớn và chính bạn phải có một sản phẩm có tiềm năng phát
triển thành một công việc kinh doanh lớn hơn và thành công hơn.
5. Biến sản phẩm thành thứ phải có chứ không phải là có thì tốt.
Rất nhiều sản phẩm hoàn toàn vô nghĩa. Chắc chắn những ý tưởng này có thể biến thành sản phẩm bán được nhưng rốt cuộc bạn lại không thể dựng nên một công việc kinh doanh với ý tưởng đó. Đó là những ý tưởng có thì tốt.
Bạn phải dành thời gian để tìm hiểu từ thị trường xem liệu ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn là thứ buộc phải có hay là thứ có thì tốt. Các sản phẩm có thì tố hầu hết là những thứ mới và không đủ hấp dẫn để khách hàng mua hoặc sở hữu.
Nếu bạn muốn ý tưởng của mình chuyển
thành các sản phẩm thành công và giúp bạn tạo ra và duy trì một doanh
nghiệp, hãy theo các ý tưởng về sản phẩm buộc-phải-có.
Vì vậy, hãy quyết định cái gì là quan trọng đối với bạn: những tưởng tượng hư không cho thấy ý tưởng của bạn trị giá triệu đô hoặc tiếp nhận nó để dựng nên một cái gì đó có thể đưa lại cho bạn hàng triệu đô la thực.
Vì vậy, hãy quyết định cái gì là quan trọng đối với bạn: những tưởng tượng hư không cho thấy ý tưởng của bạn trị giá triệu đô hoặc tiếp nhận nó để dựng nên một cái gì đó có thể đưa lại cho bạn hàng triệu đô la thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét