Cửa hàng nước mía. Ảnh: Thùy Dương
Sinh
viên 'ngoại đạo' làm kinh tế Không chỉ có sinh viên học kinh tế mới tập
làm kinh doanh, mà một lực lượng đông đảo khác là các bạn sinh viên
ngoại đạo đang thử sức ở lĩnh vực này.
Thùy Dương, sinh viên năm 3 khoa Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền là chủ của cửa hàng nước mía siêu sạch trên phố Nhà
Chung (Hà Nội). Dương chia sẻ: "Làm kinh doanh giúp mình vượt lên bản
thân, trước đây nhút nhát nhưng bây giờ bán hàng nhiều nên đã mạnh dạn
hơn ở chỗ đông người, giao tiếp cũng khá hơn và giữ được bình tĩnh trong
nhiều trường hợp".
Với sự giúp đỡ của bố mẹ về
tiền vốn ban đầu, sau 6 tháng hoạt động cửa hàng đã bắt đầu thu lãi.
Dương tự nhận mình là người không thích làm kinh doanh. Sau nhiều lần
được bạn bè khuyến khích mới dám thử sức. Cô bạn cho biết: "Cái gì không
thích thì vẫn phải làm để xem sức mình ở đâu, như vậy mới trưởng thành
được".
Bắt tay vào mở cửa hàng, việc đầu tiên là
tìm địa điểm và trang trí, làm sao để tạo được nét đặc sắc cho quán, gây
được chú ý với mọi người. "Có làm mới biết không phải dễ, lo từng chút
một với những công việc không tên mà có hôm mười hai giờ đêm tớ còn đang
ở cửa hàng để dọn dẹp", Dương tâm sự.
Trở ngại
lớn của Dương là chưa biết gì về kinh doanh và không có kiến thức nền.
Đây cũng là khó khăn chung của các bạn không được đào tạo bài bản về
kinh tế. Dương phải tự tìm đọc các sách kinh tế, tìm thông tin trên
mạng, nhiều lúc không hiểu hay bế tắc cô nàng lại nhờ đến sự giúp đỡ của
bạn bè.
Cũng từ
chính môi trường báo chí của mình, Dương biết được thế mạnh của truyền
thông, quảng cáo là như thế nào. Cô biết tận dụng những lợi ích của các
trang mạng xã hội, Facebook để giới thiệu cửa hàng của mình đến với
nhiều đối tượng khách hàng.
Dự định sắp tới của
Dương là trang trí lại cửa hàng, thêm các món mới nóng ấm dành cho mùa
đông để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
Còn
Mai Ngọc, sinh viên năm cuối Đại học Tài nguyên và Môi trường, lại chọn
Facebook làm "mảnh đất" để mở shop mỹ phẩm online. Khó khăn ban đầu của
Ngọc là tìm kiếm khách hàng vì đây là mặt hàng khó có lòng tin ngay từ
đầu.
Cô nàng chấp
nhận bỏ thời gian đi đưa hàng đến tận nơi cho khách xem, lựa chọn rồi
mới quyết định mua sản phẩm. Nói là công việc bán thời gian nhưng khi
nào khách cần thì Ngọc phải gác hết mọi việc để đến ngay. Sau bốn tháng,
Mai Ngọc đã có những khách hàng quen và tin tưởng, ít phải chạy đi
nhiều mà chỉ cần gởi hàng qua bưa điện hoặc khách trực tiếp đến nhà xem
và lấy hàng.
Ngọc chia sẻ: "Chủ yếu là kiếm tiền
tiêu vặt, không xin bố mẹ nữa và cũng muốn học hỏi chút kinh nghiệm làm
kinh doanh. Nhìn tưởng là nhàn nhưng khi làm mới biết cái gì cũng phải
mất thời gian đầu tư, chăm chút thì mới mong suông sẻ được".
Phan
Hoàng Ba, sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Đại học FPT chọn phụ kiện
handmade làm mặt hàng kinh doanh khi mới học năm nhất. Ba chia sẻ:
"Mình chọn đồ handmade và bán qua mạng vì sẽ không cần vốn nhiều. Sau
khi đưa các mẫu lên mạng, khách lựa chọn và đặt cọc tiền trước, rồi mình
mới đi lấy hàng về. Dĩ nhiên là phải đảm bảo được uy tín và chất lượng
của sản phẩm để có được khách hàng lâu dài".
Với
số vốn ban đầu là 200.000 đồng dùng để mua tên miền, sau một tháng hoạt
động, Ba đã thu được năm triệu đồng tiền lãi, điều cậu không đam nghĩ
đến khi bắt tay vào làm. Tuy nhiên, Ba cũng gặp nhiều khó khăn vì các
sản phẩm được làm bởi các bạn sinh viên. Nguồn hàng cung cấp không
được liên tục, nên cậu dần tập trung vào bán hàng trang sức bạc
handmade, được lấy từ hai làng bạc nổi tiếng ở Hà Tây và Hòa Bình. Đang
là sinh viên, thời gian của Ba khá eo hẹp, trong khi đó, các đơn đặt
hàng cần được xử lý và trả lời khách hàng liên tục nên nhiều lúc phải bỏ
việc này làm việc kia. Ba chia sẻ: "Thời gian đầu mình bỏ bê cả việc
học để lo cho việc phát triễn shop nhưng dần dần rồi cũng tự điều chỉnh
được lịch làm việc và học, đồng thời mình cũng mời các bạn khác cùng
tham gia quản lý shop để chia sẻ công việc".
Với
Ba, kinh doanh không phải vì lợi nhuận, mà là vì đam mê. Khi có lợi
nhuận Ba tài trợ cho các chương trình, cuộc thi trên mạng và làm công
tác xã hội. Với nền tản kiến thức về công nghệ thông tin, Ba đã tận dụng
những lợi thế của internet để giới thiệu sản phẩm, thu hút khách hàng.
Trang bán hàng online của Ba. |
Thời
gian này, shop online của Ba đang tạm dừng hoạt động vì cậu cần tập
trung cho việc học. Tuy nhiên, nhắc đến kinh doanh, Ba vẫn rất hào hứng:
"Mình cũng đang viết dự án mới để tiếp tục phát triển shop online, cố
gắng tận dụng những thế mạnh của mạng xã hội vì điều đó tốt cho việc
quảng bá các sản phẩm". Với dự án này, đối tượng Ba hướng đến là
trẻ em với phụ kiện bằng bạc và chú trọng về chất lượng. Giới trẻ sinh
viên học sinh vẫn luôn là đối tượng không thể thiếu vì họ thích những
thứ độc đáo và lạ mắt.
Có rất nhiều lý do để các
bạn sinh viên không học các trường, các ngành về kinh tế quyết định lấn
sân sang lĩnh vực này. Đi theo đó là nhiều loại hình kinh doanh khác
nhau, có bạn chọn cho mình một shop online trên các trang mạng xã hội
hay đầu tư lâu dài khi mở hẳn cửa hàng. Bằng cách này hay cách khác, các
bạn trẻ đang xem kinh doanh là môi trường để mình học tập và rèn luyện
bản thân.
Chuyên gia Nguyễn Tuấn Quỳnh, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), chia sẻ sẽ khó khăn cho các bạn không học kinh tế vì thiếu kiến thức cơ bản về dự án, tài chính, marketing, kế toán, quản trị nhân sự. Đa số sẽ không đủ tự tin hoặc chưa có tư duy kinh doanh phù hợp và hhông có nhiều mối quan hệ với giới doanh nhân. Tuy nhiên, theo ông Quỳnh, các bạn lại có lợi thế về chuyên môn sâu các ngành mình học và có thể triển khai kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến chuyên môn đó.
Chuyên gia Nguyễn Tuấn Quỳnh, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), chia sẻ sẽ khó khăn cho các bạn không học kinh tế vì thiếu kiến thức cơ bản về dự án, tài chính, marketing, kế toán, quản trị nhân sự. Đa số sẽ không đủ tự tin hoặc chưa có tư duy kinh doanh phù hợp và hhông có nhiều mối quan hệ với giới doanh nhân. Tuy nhiên, theo ông Quỳnh, các bạn lại có lợi thế về chuyên môn sâu các ngành mình học và có thể triển khai kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến chuyên môn đó.
Ông cho rằng, có 5 loại " vốn" quan
trọng mà các bạn trẻ cần phải tích lũy "tương đối" khi khởi nghiệp. Đó
là kiến thức, kinh nghiệm, thái độ sống, mối quan hệ và tài chính. Các
loại vốn này có thể tích lũy thông qua trường lớp, gia đình, công việc
thực tế và chia sẻ từ những người đi trước.
"Thông
thường, các bạn nên đi làm thuê trước khi quyết định ra riêng làm chủ.
Luôn luôn phải tự hỏi mình: Lợi thế cạnh tranh của mình ở đâu hoặc đâu
là điểm khác biệt khi triển khai phương án kinh doanh", ông nói thêm.
Theo Thùy Trang
Vnexpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét