Các quỹ đầu tư vẫn
đang tìm kiếm những dự án có tính khả thi để hợp tác thực hiện; người
trẻ thì ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp nhưng nguồn vốn hạn chế. Vậy làm
thế nào để hai nhu cầu này gặp nhau?
Có
mặt tại Hội thảo “Khởi nghiệp, những điều cần biết” do Báo Tuổi Trẻ tổ
chức, nhiều bạn trẻ không khỏi bất ngờ khi biết có những quỹ đầu tư đang
nỗ lực tìm kiếm những dự án khả thi để “bơm tiền” vào nhằm hiện thực
hóa chúng.
Trong tình hình kinh tế khó khăn chung, các quỹ đầu tư ngoại vẫn sẵn sàng rót tiền vào những dự án khả thi, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử vì thị trường ở Việt Nam rất tiềm năng. Anh Phạm Anh Khoa, Giám đốc Điều hành Học viện Yola, cho biết, hiện các quỹ đầu tư khá cởi mở, không cần những bản trình bày dự án quá chi tiết, mà chỉ cần chuẩn bị đội ngũ, những bước khởi đầu cụ thể bằng hành động...
Ví dụ, nếu dự án là ý tưởng liên quan đến thương mại điện tử, chưa nhất thiết phải xây dựng trang web, nhưng người khởi nghiệp phải có những hoạt động bán hàng thử nghiệm, khảo sát trên các mạng xã hội như Facebook, ZingMe... “Nghĩa là phải có hành động và những biểu hiện tích cực. Các quỹ đầu tư “tiền đầy túi” nhưng thuyết phục được họ đồng hành cùng những ý tưởng kinh doanh lại không đơn giản”, anh Khoa chia sẻ.
Không dừng lại ở đó, theo anh Nhan Thế Luân, Giám đốc Điều hành Nhaccuatui.com, các bạn trẻ phải nhìn thẳng vào dự án của mình, phân công công việc hợp lý, xác định dự án phục vụ cho đối tượng nào, cách triển khai ra sao, lợi thế cạnh tranh là gì... Anh Luân tiết lộ: “Quan trọng nhất là vẽ được viễn cảnh cho thị trường một cách chính xác và trung thực để giữ uy tín với nhà đầu tư.
Đừng bao giờ nghĩ phải làm mọi cách để lấy được tiền từ quỹ đầu tư, mà phải hiểu chữ tín rất quan trọng để họ ủng hộ dự án của mình không chỉ một lần”.
Theo anh Khoa, thời gian tiếp xúc với các nhà đầu tư không nhiều nên phải biết cách tiếp thị bản thân trong thời gian ngắn nhất. “Phải đi thẳng vào vấn đề, nói ra điểm mạnh và ưu thế của mình”, anh Khoa tư vấn. Bên cạnh đó, công việc lên kế hoạch chi tiết, thuyết phục nhà đầu tư cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Do vậy, cách tốt nhất là “cắt nhỏ” công việc để giải quyết từng phần một thay vì ôm đồm làm một lúc.
Cân nhắc tính khả thi
Đến từ Trung tâm Phát triển và Khởi nghiệp Legatum, Học viện MIT, Hoa Kỳ, bà Lê Diệp Kiều Trang cho biết, ý tưởng khởi nghiệp không hiếm, quan trọng là cân nhắc thêm tính khả thi của dự án trong môi trường và thời điểm kinh doanh cụ thể. “Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến ý tưởng có tính thích nghi nhất thay vì ý tưởng hay, đột phá. Bởi, ý tưởng hay trước tiên phải “thở”, phải “sống” và thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh”, bà Trang chia sẻ.
Câu chuyện của Tiki book, địa chỉ chuyên bán sách tiếng Anh qua mạng, là một ví dụ. Ngày đầu khởi nghiệp, “công ty” chỉ có mỗi anh Trần Ngọc Thái Sơn. Là Giám đốc kiêm nhân viên, nhưng Sơn đã thuyết phục được các công ty chịu rót tiền đầu tư. Tuy khó khăn, ít vốn nhưng ít ra anh đã dám làm thật, trải nghiệm thật với dự án khởi nghiệp của mình, chính điều đó đã giúp Tiki ghi được điểm cộng.
Theo bà Trang, đây là thời đại của ý tưởng nhưng điều tạo nên sự khác biệt vẫn là hành động. Một ví dụ cụ thể dễ thấy nhất là Facebook tạo nên sự khác biệt bởi ý tưởng gắn kết mọi người. Dù rằng đây là điều đã có nhiều người nghĩ tới, nhưng quan trọng là Mark Zuckerberg đã hành động và gặt hái thành công thay vì để nó nằm im trên giấy.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong quỹ đầu tư, bà Kiều Trang tiết lộ, khi xem xét một dự án, nhà đầu tư không đánh giá kế hoạch kinh doanh được trình bày chỉ trong một trang giấy A4 hay cả một xấp giấy dày, mà quan tâm đến sức nặng của ý tưởng nằm ở đội ngũ nhân lực sẽ thực hiện chúng. “Nhà đầu tư tinh ý sẽ nhìn vào những ông chủ dự án, xem xét những trải nghiệm và cách họ chạy dự án này ra sao. Do vậy, bản kế hoạch chỉ là chiếc áo khoác làm tăng tính chuyên nghiệp”, bà Trang cảnh báo.
Có nhiều “cửa” để đến với quỹ đầu tư, nhưng đây không phải là “cửa” duy nhất để hành trình khởi nghiệp tiến về đích đến và không phải lúc nào cũng có thể nhận được cái gật đầu của những người “bơm vốn”. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa thuyết phục được nhà đầu tư, kinh nghiệm mà các diễn giả tham dự chương trình truyền đạt là kiên nhẫn chờ, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện dự án của mình thay vì lao vào như con thiêu thân, quyết định khởi nghiệp bằng mọi giá.
Trong tình hình kinh tế khó khăn chung, các quỹ đầu tư ngoại vẫn sẵn sàng rót tiền vào những dự án khả thi, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử vì thị trường ở Việt Nam rất tiềm năng. Anh Phạm Anh Khoa, Giám đốc Điều hành Học viện Yola, cho biết, hiện các quỹ đầu tư khá cởi mở, không cần những bản trình bày dự án quá chi tiết, mà chỉ cần chuẩn bị đội ngũ, những bước khởi đầu cụ thể bằng hành động...
Ví dụ, nếu dự án là ý tưởng liên quan đến thương mại điện tử, chưa nhất thiết phải xây dựng trang web, nhưng người khởi nghiệp phải có những hoạt động bán hàng thử nghiệm, khảo sát trên các mạng xã hội như Facebook, ZingMe... “Nghĩa là phải có hành động và những biểu hiện tích cực. Các quỹ đầu tư “tiền đầy túi” nhưng thuyết phục được họ đồng hành cùng những ý tưởng kinh doanh lại không đơn giản”, anh Khoa chia sẻ.
Không dừng lại ở đó, theo anh Nhan Thế Luân, Giám đốc Điều hành Nhaccuatui.com, các bạn trẻ phải nhìn thẳng vào dự án của mình, phân công công việc hợp lý, xác định dự án phục vụ cho đối tượng nào, cách triển khai ra sao, lợi thế cạnh tranh là gì... Anh Luân tiết lộ: “Quan trọng nhất là vẽ được viễn cảnh cho thị trường một cách chính xác và trung thực để giữ uy tín với nhà đầu tư.
Đừng bao giờ nghĩ phải làm mọi cách để lấy được tiền từ quỹ đầu tư, mà phải hiểu chữ tín rất quan trọng để họ ủng hộ dự án của mình không chỉ một lần”.
Theo anh Khoa, thời gian tiếp xúc với các nhà đầu tư không nhiều nên phải biết cách tiếp thị bản thân trong thời gian ngắn nhất. “Phải đi thẳng vào vấn đề, nói ra điểm mạnh và ưu thế của mình”, anh Khoa tư vấn. Bên cạnh đó, công việc lên kế hoạch chi tiết, thuyết phục nhà đầu tư cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Do vậy, cách tốt nhất là “cắt nhỏ” công việc để giải quyết từng phần một thay vì ôm đồm làm một lúc.
Cân nhắc tính khả thi
Đến từ Trung tâm Phát triển và Khởi nghiệp Legatum, Học viện MIT, Hoa Kỳ, bà Lê Diệp Kiều Trang cho biết, ý tưởng khởi nghiệp không hiếm, quan trọng là cân nhắc thêm tính khả thi của dự án trong môi trường và thời điểm kinh doanh cụ thể. “Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến ý tưởng có tính thích nghi nhất thay vì ý tưởng hay, đột phá. Bởi, ý tưởng hay trước tiên phải “thở”, phải “sống” và thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh”, bà Trang chia sẻ.
Câu chuyện của Tiki book, địa chỉ chuyên bán sách tiếng Anh qua mạng, là một ví dụ. Ngày đầu khởi nghiệp, “công ty” chỉ có mỗi anh Trần Ngọc Thái Sơn. Là Giám đốc kiêm nhân viên, nhưng Sơn đã thuyết phục được các công ty chịu rót tiền đầu tư. Tuy khó khăn, ít vốn nhưng ít ra anh đã dám làm thật, trải nghiệm thật với dự án khởi nghiệp của mình, chính điều đó đã giúp Tiki ghi được điểm cộng.
Theo bà Trang, đây là thời đại của ý tưởng nhưng điều tạo nên sự khác biệt vẫn là hành động. Một ví dụ cụ thể dễ thấy nhất là Facebook tạo nên sự khác biệt bởi ý tưởng gắn kết mọi người. Dù rằng đây là điều đã có nhiều người nghĩ tới, nhưng quan trọng là Mark Zuckerberg đã hành động và gặt hái thành công thay vì để nó nằm im trên giấy.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong quỹ đầu tư, bà Kiều Trang tiết lộ, khi xem xét một dự án, nhà đầu tư không đánh giá kế hoạch kinh doanh được trình bày chỉ trong một trang giấy A4 hay cả một xấp giấy dày, mà quan tâm đến sức nặng của ý tưởng nằm ở đội ngũ nhân lực sẽ thực hiện chúng. “Nhà đầu tư tinh ý sẽ nhìn vào những ông chủ dự án, xem xét những trải nghiệm và cách họ chạy dự án này ra sao. Do vậy, bản kế hoạch chỉ là chiếc áo khoác làm tăng tính chuyên nghiệp”, bà Trang cảnh báo.
Có nhiều “cửa” để đến với quỹ đầu tư, nhưng đây không phải là “cửa” duy nhất để hành trình khởi nghiệp tiến về đích đến và không phải lúc nào cũng có thể nhận được cái gật đầu của những người “bơm vốn”. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa thuyết phục được nhà đầu tư, kinh nghiệm mà các diễn giả tham dự chương trình truyền đạt là kiên nhẫn chờ, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện dự án của mình thay vì lao vào như con thiêu thân, quyết định khởi nghiệp bằng mọi giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét