Dự thảo mới đây của Bộ KH&ĐT về tiêu chí đặt tên tập đoàn, tổng công
ty có quy định về điều kiện đặt tên DN có chữ “tập đoàn”, “tổng công
ty”. Dự thảo này cũng đưa ra hai cấu trúc đặt tên DN.
Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
Lâu nay chỉ một cách
Dự
thảo này cho phép đặt tên theo cấu trúc: Loại hình doanh nghiệp + tổng
công ty/tập đoàn + tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thương mại và Dịch vụ ABCD. Đây là cách đặt tên doanh nghiệp thực
tế hiện áp dụng.
Thế nhưng dự thảo này còn cho phép đặt theo cấu trúc ngược với thực tế hiện nay là “Tổng công ty/tập đoàn + tên riêng của doanh nghiệp + loại hình doanh nghiệp”. Ví dụ Tập đoàn Thương mại và Dịch vụ ABCD Công ty Cổ phần! Với cách đặt này thì chữ tập đoàn hay chữ tổng công ty gây ấn tượng hơn vì đứng đầu, đập vào mắt trước tiên, được đọc trước tiên.
Dự thảo nếu được ban hành thì sẽ có hình thức văn bản là quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc đưa ra cách đặt tên ngược nói trên hiện gây băn khoăn về tính chất pháp lý.
Thế nhưng dự thảo này còn cho phép đặt theo cấu trúc ngược với thực tế hiện nay là “Tổng công ty/tập đoàn + tên riêng của doanh nghiệp + loại hình doanh nghiệp”. Ví dụ Tập đoàn Thương mại và Dịch vụ ABCD Công ty Cổ phần! Với cách đặt này thì chữ tập đoàn hay chữ tổng công ty gây ấn tượng hơn vì đứng đầu, đập vào mắt trước tiên, được đọc trước tiên.
Dự thảo nếu được ban hành thì sẽ có hình thức văn bản là quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc đưa ra cách đặt tên ngược nói trên hiện gây băn khoăn về tính chất pháp lý.
Theo
Luật Doanh nghiệp năm 2005, tên doanh nghiệp gồm ít nhất hai thành tố,
a) Loại hình doanh nghiệp và b) Tên riêng.
Nghị định 43/2010 hướng dẫn
về đăng ký doanh nghiệp thì quy định cụ thể hơn. Phần a sẽ bao gồm “công
ty trách nhiệm hữu hạn”, “TNHH”, “công ty cổ phần”, “công ty CP”,
“doanh nghiệp tư nhân”… Đây là các cụm từ chỉ loại hình doanh nghiệp.
Trong phần tên riêng có thể có thêm các từ chỉ ngành, nghề kinh doanh,
hình thức đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghệp có đăng ký ngành nghề thì mới
được sử dụng từ đó để đưa vào tên riêng.
Ví dụ tên của một doanh nghiệp cụ thể như sau: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ ABCD. Trong đó, “công ty cổ phần” là loại hình doanh nghiệp, tên riêng là “Thương mại và Dịch vụ ABCD”, trong đó các từ “thương mại” và “dịch vụ” là từ chỉ ngành nghề hoạt động.
Ví dụ tên của một doanh nghiệp cụ thể như sau: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ ABCD. Trong đó, “công ty cổ phần” là loại hình doanh nghiệp, tên riêng là “Thương mại và Dịch vụ ABCD”, trong đó các từ “thương mại” và “dịch vụ” là từ chỉ ngành nghề hoạt động.
Lâu nay doanh nghiệp vẫn đặt tên theo cấu trúc này.
Vấn đề ở đây là nếu đặt ngược như dự thảo cho phép thì liệu có trái với Luật Doanh nghiệp hay không?
Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho biết hiện có hai luồng quan điểm. Luồng không đồng thuận thì cho rằng Luật Doanh nghiệp quy định hai thành tố “a” và “b”, như vậy khi đặt tên doanh nghiệp thì “a” đứng trước “b”.
Luồng đồng thuận thì cho rằng Luật Doanh nghiệp
quy định hai thành tố “a” và “b” nhưng không có quy định nào về việc
thành tố “a” phải đứng trước thành tố “b”, cho nên đặt a-b hay b-a thì
đều được cả, miễn sao không thiếu thành tố nào.Vấn đề ở đây là nếu đặt ngược như dự thảo cho phép thì liệu có trái với Luật Doanh nghiệp hay không?
Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho biết hiện có hai luồng quan điểm. Luồng không đồng thuận thì cho rằng Luật Doanh nghiệp quy định hai thành tố “a” và “b”, như vậy khi đặt tên doanh nghiệp thì “a” đứng trước “b”.
Cục cũng cho biết đây là dự thảo và đang tiếp nhận ý kiến đóng góp.
Cho ngược thì… rối!
Tiếng Anh cũng viết được bằng tiếng Việt Cũng liên quan đến đặt tên doanh nghiệp, quy định của Luật Doanh nghiệp là “phải viết được bằng tiếng Việt”. Như thế nào là viết được bằng tiếng Việt thì chưa rõ ràng. Đến Nghị định 43/2010 về đăng ký doanh nghiệp thì hướng dẫn là viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W. Có vẻ hơi “nghịch” với Luật Doanh nghiệp nhưng đây là một quy định thông thoáng và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp vì theo đó, doanh nghiệp có thể đặt tên riêng là các từ tiếng Anh. |
Vậy thì vấn đề tiếp theo là liệu nền kinh tế có thể dung nạp hàng trăm ngàn doanh nghiệp tên xuôi, kèm theo hàng trăm ngàn doanh nghiệp tên ngược hay không? Và giải quyết thế nào nếu có một công ty cổ phần ABCD lại có thêm một ABCD công ty cổ phần?
Luật sư Trần
Thanh Tùng, Công ty Luật Phước & Partners, cho rằng thực tế đều đang
đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt theo cách xuôi, tên tiếng Anh đi
kèm và tên viết tắt thì được doanh nghiệp đặt theo ngữ pháp tiếng Anh.
Ông Tùng cho rằng hiểu Luật Doanh nghiệp theo cách nào cũng được nhưng
phải áp dụng thống nhất cho toàn bộ doanh nghiệp chứ không thể cho phép
tập đoàn thì được, còn doanh nghiệp khác thì không. Tuy nhiên, ông Tùng
cho rằng cần phải tôn trọng thực tế. Thực tế lâu nay doanh nghiệp vẫn
đặt chỉ một cách xuôi. “Ngay ngày mai thử đi đăng ký thành lập một doanh
nghiệp có tên ngược xem có Sở KH&ĐT nào giải quyết không thì
biết!”.
Theo QUỲNH NHƯ
PHÁP LUẬT TP.HCM
PHÁP LUẬT TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét