Từ cà phê "kho", cà phê "bít tất" đến cà phê phin, rồi sau này là cà phê pha máy..., người Việt đã dung hòa và chấp nhận tất cả các thể loại cà phê. Và việc ra quán thưởng thức cà phê đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt, khiến việc mở quán cà phê trở thành sự lựa chọn và là mảnh đất kinh doanh màu mỡ của nhiều bạn trẻ khi bắt tay vào khởi nghiệp.
Dám dấn thân và biết chấp nhận thất bại
Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, kinh doanh quán cà phê rất "dễ ăn" nhưng thật ra không phải vậy. Theo ông Trương Đức Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thi Lâm, đơn vị sở hữu chuỗi cà phê Chuông gió và Bazar, dù hiện nay "ra ngõ là gặp quán cà phê” nhưng kinh doanh quán cà phê vẫn chưa bão hòa nên người khởi nghiệp vẫn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh này.
"Tuy nhiên, vấn đề chính là doanh thu và lợi nhuận nên đã lựa chọn khởi nghiệp trong ngành này thì phải biết chấp nhận thất bại, phải dám dấn thân", ông Long khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vũ Đức Thuận, chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, xây dựng mô hình các quán cà phê, cũng nhắc nhở, điểm mấu chốt trong kinh doanh quán cà phê là không nên mở quán theo kiểu "thấy người ta làm được mình bắt chước làm theo", mà phải có sự sáng tạo của riêng mình.
"Điều cần nhất là phải có ý tưởng và số vốn dự trữ", ông Thuận nhấn mạnh, thế nên, với những người trẻ, chưa có vốn nhiều thì rất cần tìm được người hợp tác phù hợp. Ông tư vấn: "Điều tối kỵ là tìm đối tác giống mình về mọi mặt, tốt nhất là nên có nhiều điểm khác nhau để có thể bổ sung cho nhau".
Theo vị chuyên gia này, điểm cốt lõi không thể bỏ qua là chia rõ trách nhiệm và quyền lợi, làm thì được hưởng lương, không làm chỉ được hưởng lợi với tư cách cổ đông. Đồng thời phải có báo cáo hằng tuần và những mục tiêu, chiến lược đi kèm với thời gian cụ thể, tính toán khi nào hoàn vốn...
Từng thất bại trong lần hùn hạp khởi nghiệp trước đây, bài học kinh nghiệm ông Trương Đức Long rút ra là cần tìm hai hoặc ba người bạn thực sự đam mê kinh doanh quán cà phê, có cái nhìn khác mình để có thể bổ sung cho mình, chia sẻ công việc.
Những cam kết và ràng buộc về hợp đồng là thiết yếu để đảm bảo mọi việc ở trong tầm kiểm soát. Ông Long khuyên: "Cần thẳng thắn nhìn nhận ưu và nhược điểm của mình, tránh tìm đối tác có cùng điểm mạnh như mình vì sẽ gây lãng phí”.
Tham khảo câu chuyện của Cà phê Cashflow do một nhóm 20 bạn trẻ có cùng đam mê mở ra, cùng đóng góp để có được số vốn 1 tỷ đồng, sẽ thấy họ thành công là nhờ đồng lòng, có chung tầm nhìn và hướng đi.
Hiểu cà phê tận gan ruột
Bước qua điểm khởi đầu, dấn thân vào kinh doanh cà phê là một tổng hòa rất nhiều yếu tố. Đến từ Trường Kinh doanh Tài Danh, chị Nguyễn Trúc Chi cho biết, một chủ quán cà phê không đơn thuần chỉ biết cách pha chế cà phê mà phải hiểu cà phê tận gan ruột và phải học mọi thứ, từ quản lý, marketing đến trang trí nội thất...
Bởi ngành hàng cà phê hết sức đặc thù và có thể nói, một ngày của người Việt không thể thiếu cà phê. Khách thưởng thức cà phê bằng ngũ quan, bằng sự cảm nhận chứ không đơn thuần là một sự uống cơ học.
"Đó là lý do việc kinh doanh dịch vụ giao cà phê tận nơi có nguy cơ "chết yểu", vì đa số khách thích tận hưởng không gian quán sá”, chị Chi chia sẻ.
Nhận định của chị Chi cũng là ý kiến của rất nhiều chuyên gia trong ngành. Theo ông Trương Đức Long, người điều hành quán cà phê phải thực sự hiểu khách quen đến với quán vì điều gì. "Marketing có thể kéo khách đến, nhưng giữ được khách ở lại, trở thành "khách hàng thân thiết" của quán mới là điều quan trọng.
Phải nắm bắt được cảm xúc của khách hàng", ông tư vấn. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khách hàng lại có cảm nhận riêng nên người kinh doanh quán cà phê cũng đừng nên tham vọng xây dựng quán phù hợp với mọi đối tượng khách.
Thay vào đó, cần tập trung xây dựng gu riêng của quán, nhắm đến khách hàng tiềm năng và phục vụ thật tốt, tích cực phát huy thế mạnh sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh của mình.
Một ý tưởng đáng để những người đang muốn gia nhập "làng kinh doanh cà phê” tham khảo là mở quán ở ngoại thành, tránh xa vùng trung tâm đô thị để tránh cạnh tranh khốc liệt, đồng thời dễ tạo được sự khác biệt.
Không chỉ khai sinh quán mới, theo chị Trúc Chi, thử sức với một quán cà phê được sang nhượng lại và bắt tay làm mới lại theo ý mình cũng là ý tưởng không tệ. Bởi mọi thứ căn bản đã có sẵn, đã đi vào quỹ đạo, người chủ mới cũng đỡ mất công gầy dựng.
Có không ít trường hợp người chủ cũ phải sang quán do thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh, chứ không hẳn là kinh doanh thất bại, và giá sang quán thường rất hời.
"Người mới có thể sở hữu cơ ngơi cả tỷ đồng với giá vài trăm triệu đồng là chuyện không hiếm gặp. Với cái nhìn sáng suốt của người ngoài cuộc, người mới sẽ nhận ra nút thắt để tháo gỡ và có thể xây dựng quán theo phiên bản của riêng mình", chị Chi tiết lộ.
Dám dấn thân và biết chấp nhận thất bại
Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, kinh doanh quán cà phê rất "dễ ăn" nhưng thật ra không phải vậy. Theo ông Trương Đức Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thi Lâm, đơn vị sở hữu chuỗi cà phê Chuông gió và Bazar, dù hiện nay "ra ngõ là gặp quán cà phê” nhưng kinh doanh quán cà phê vẫn chưa bão hòa nên người khởi nghiệp vẫn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh này.
"Tuy nhiên, vấn đề chính là doanh thu và lợi nhuận nên đã lựa chọn khởi nghiệp trong ngành này thì phải biết chấp nhận thất bại, phải dám dấn thân", ông Long khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vũ Đức Thuận, chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, xây dựng mô hình các quán cà phê, cũng nhắc nhở, điểm mấu chốt trong kinh doanh quán cà phê là không nên mở quán theo kiểu "thấy người ta làm được mình bắt chước làm theo", mà phải có sự sáng tạo của riêng mình.
"Điều cần nhất là phải có ý tưởng và số vốn dự trữ", ông Thuận nhấn mạnh, thế nên, với những người trẻ, chưa có vốn nhiều thì rất cần tìm được người hợp tác phù hợp. Ông tư vấn: "Điều tối kỵ là tìm đối tác giống mình về mọi mặt, tốt nhất là nên có nhiều điểm khác nhau để có thể bổ sung cho nhau".
Theo vị chuyên gia này, điểm cốt lõi không thể bỏ qua là chia rõ trách nhiệm và quyền lợi, làm thì được hưởng lương, không làm chỉ được hưởng lợi với tư cách cổ đông. Đồng thời phải có báo cáo hằng tuần và những mục tiêu, chiến lược đi kèm với thời gian cụ thể, tính toán khi nào hoàn vốn...
Từng thất bại trong lần hùn hạp khởi nghiệp trước đây, bài học kinh nghiệm ông Trương Đức Long rút ra là cần tìm hai hoặc ba người bạn thực sự đam mê kinh doanh quán cà phê, có cái nhìn khác mình để có thể bổ sung cho mình, chia sẻ công việc.
Những cam kết và ràng buộc về hợp đồng là thiết yếu để đảm bảo mọi việc ở trong tầm kiểm soát. Ông Long khuyên: "Cần thẳng thắn nhìn nhận ưu và nhược điểm của mình, tránh tìm đối tác có cùng điểm mạnh như mình vì sẽ gây lãng phí”.
Tham khảo câu chuyện của Cà phê Cashflow do một nhóm 20 bạn trẻ có cùng đam mê mở ra, cùng đóng góp để có được số vốn 1 tỷ đồng, sẽ thấy họ thành công là nhờ đồng lòng, có chung tầm nhìn và hướng đi.
Hiểu cà phê tận gan ruột
Bước qua điểm khởi đầu, dấn thân vào kinh doanh cà phê là một tổng hòa rất nhiều yếu tố. Đến từ Trường Kinh doanh Tài Danh, chị Nguyễn Trúc Chi cho biết, một chủ quán cà phê không đơn thuần chỉ biết cách pha chế cà phê mà phải hiểu cà phê tận gan ruột và phải học mọi thứ, từ quản lý, marketing đến trang trí nội thất...
Bởi ngành hàng cà phê hết sức đặc thù và có thể nói, một ngày của người Việt không thể thiếu cà phê. Khách thưởng thức cà phê bằng ngũ quan, bằng sự cảm nhận chứ không đơn thuần là một sự uống cơ học.
"Đó là lý do việc kinh doanh dịch vụ giao cà phê tận nơi có nguy cơ "chết yểu", vì đa số khách thích tận hưởng không gian quán sá”, chị Chi chia sẻ.
Nhận định của chị Chi cũng là ý kiến của rất nhiều chuyên gia trong ngành. Theo ông Trương Đức Long, người điều hành quán cà phê phải thực sự hiểu khách quen đến với quán vì điều gì. "Marketing có thể kéo khách đến, nhưng giữ được khách ở lại, trở thành "khách hàng thân thiết" của quán mới là điều quan trọng.
Phải nắm bắt được cảm xúc của khách hàng", ông tư vấn. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khách hàng lại có cảm nhận riêng nên người kinh doanh quán cà phê cũng đừng nên tham vọng xây dựng quán phù hợp với mọi đối tượng khách.
Thay vào đó, cần tập trung xây dựng gu riêng của quán, nhắm đến khách hàng tiềm năng và phục vụ thật tốt, tích cực phát huy thế mạnh sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh của mình.
Một ý tưởng đáng để những người đang muốn gia nhập "làng kinh doanh cà phê” tham khảo là mở quán ở ngoại thành, tránh xa vùng trung tâm đô thị để tránh cạnh tranh khốc liệt, đồng thời dễ tạo được sự khác biệt.
Không chỉ khai sinh quán mới, theo chị Trúc Chi, thử sức với một quán cà phê được sang nhượng lại và bắt tay làm mới lại theo ý mình cũng là ý tưởng không tệ. Bởi mọi thứ căn bản đã có sẵn, đã đi vào quỹ đạo, người chủ mới cũng đỡ mất công gầy dựng.
Có không ít trường hợp người chủ cũ phải sang quán do thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh, chứ không hẳn là kinh doanh thất bại, và giá sang quán thường rất hời.
"Người mới có thể sở hữu cơ ngơi cả tỷ đồng với giá vài trăm triệu đồng là chuyện không hiếm gặp. Với cái nhìn sáng suốt của người ngoài cuộc, người mới sẽ nhận ra nút thắt để tháo gỡ và có thể xây dựng quán theo phiên bản của riêng mình", chị Chi tiết lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét