Với sự dịch chuyển nguồn lực, các doanh nhân Nhật đặt hàng
tại Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan, cử người giám sát chất lượng rồi
xuất ngược về tiêu thụ ở Nhật Bản.
Giá rẻ và mạng rộng
Cũng như nhiều năm trước, năm 2011, Tạp chí Forbes tiếp tục đưa tỷ
phú Tadashi Yanai, chủ tịch Tập đoàn bán lẻ Fast Retailing vào vị trí số
1 của bảng xếp hạng người giàu nhất Nhật Bản. Ông cũng nhiều năm góp
mặt vào danh sách 100 người giàu nhất thế giới. Đúng với tên gọi là
Fast Retailing, công ty của ông đã phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực
bán lẻ và trở thành một hãng bán lẻ thời trang phát triển nhanh nhất
nước Nhật, đánh bại các đối thủ sừng sỏ ra đời trước hàng chục năm. Với
chiến lược cạnh tranh bằng giá cả, Fast-Retailing đã gây nhiều trở ngại
cho các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, Yanai đứng trong danh sách 10
người đóng thuế nhiều nhất nước Nhật, là người sở hữu nhiều cổ phần nhất
26,6% trong Fast Retailing, với giá trị vốn hóa lên đến 10 tỷ USD.
Tốt nghiệp Đại học Waseda danh tiếng tại Tokyo năm 1971 với tấm bằng
cử nhân khoa học chính trị nhưng sự nghiệp của Tadashi Yanai lại chuyển
hướng sang kinh doanh thời trang. Tham vọng của ông là đưa Fast
Retailing vươn lên sánh ngang với Levis Strauss về mức độ phổ biến và
tương đương với Mc Donald về quy mô trên toàn thế giới
Năm 1968, dưới sự quản lý và điều hành của Tadashi Yanai, Fast
Retailing đã có chi nhánh tại hầu hết các tỉnh và thành phố. Trong khi
ngành công nghiệp thời trang Nhật Bản suy thoái thì Fast Retailing vẫn
tăng trưởng ổn định và trở thành một trong những dây chuyền sản xuất
quần áo lớn nhất Nhật Bản. Bí quyết của Yanai là bán những trang phục
may sẵn cho mọi lứa tuổi và giới tính. Năm 2000, chuỗi cửa hàng của ông
bao gồm 500 cửa hàng nhỏ, có tên gọi là UNIQLO, có tổng doanh thu bán
hàng hàng năm lên đến 3,3 tỷ USD. Đến năm 2008, số cửa hàng UNIQLO là
840 trên khắp thế giới, năm 2009, thêm 30 cửa hàng UNIQLO được thành lập
và đến 2011 số cửa hàng đã vọt lên xấp xỉ 1.000, doanh thu đạt 5 tỷ
USD, thu nhập trước thuế của công ty này là 1,2 tỷ USD. Yanai cho biết,
công ty chinh phục khách hàng bằng giá cả và phục vụ khách hàng bằng
mạng lưới cửa hàng rộng khắp. Câu nói ưa thích nhất của ông là: “Tôi
muốn xây dựng hình mẫu Mc Donald(mạng lưới) trong ngành công nghiệp thời
trang”.
Dịch chuyển nguồn lực
Thành công của Fast Retailing bắt nguồn từ sự dịch chuyển nguồn lực
được giới doanh nhân Nhật ca ngợi là “tiền đề cho cuộc cách mạng trong
cấu trúc kinh doanh của các công ty Nhật”. Theo đó, các doanh nhân Nhật
đặt hàng tại Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan, cử người giám sát chất
lượng rồi xuất ngược về tiêu thụ ở Nhật Bản. Yanai đã chuyển nguồn lực
sản xuất ra nước ngoài và 90% nằm tạiTrung Quốc. Nhờ đó, trong khi người
tiêu dùng sẽ phải bỏ ra từ 30 đến 50 USD để mua một cái áo khoác sản
xuất tại Nhật Bản, thì cùng với số tiền đó giờ đây họ đã có thể mua từ 2
– 4 chiếc áo của Fast Retailing với giá 10 USD/cái.
Một trong những công thức kinh doanh của Yanai là tuyển dụng nhân
viên đã được đào tạo kỹ lưỡng và có tay nghề cao tại Nhật. Sau đó những
người này được ông phái sang để huấn luyện công nhân Trung Quốc từ kỹ
thuật chọn sợi, nhuộm, dệt vải đến kỹ thuật cắt ráp, may áo quần.
Điều đặc biệt làYanai không hề sở hữu một nhà máy hay một công ty may
mặc nào tại Trung Quốc. Công việc của ông chỉ là đào tạo nhân viên rồi
đưa ra kiểu dáng cho các công ty may mặc Trung Quốc gia công dưới sự
giám sát và quản lý chất lượng khắt khe của Fast Retailing. Các sản phẩm
may mặc được sản xuất ở Trung Quốc có giá rất rẻ và gửi trực tiếp đến
toàn bộ các cửa hàng bán lẻ UNIQLO rải rác khắp trên lãnh thổ Nhật.
Nhờ nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc, nơi có chi phí nhân công rất
thấp, Yanai đã tạo dựng cho Fast Retailing một lợi thế lớn hơn hẳn so
với các đối thủ cạnh tranh khác tại Nhật Bản, những người chỉ cắt giảm
giá thành mà không kèm theo việc cắt giảm chi phí. Những khách hàng trẻ
tuổi, những người phải sống trong một thập kỷ kinh tế suy thoái kéo dài
tỏ ra đặc biệt quan tâm đến sản phẩm của Fast Retailing.
Giấc mộng đế chế
Theo đánh giá của giới doanh nhân và người tiêu dùng, Yanai đã làm
thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ Nhật Bản, vốn phụ thuộc rất nhiều vào giá
cả ấn định trước, cũng như vào các nhà môi giới với khoản hoa hồng cắt
cổ. Chính Yanai đã tạo ra làn sóng hợp lý hoá sản xuất và phân phối để
cắt giảm giá thành tại Nhật. Yanai đã đóng vai trò quan trọng trong việc
giúp chỉ số giá tiêu dùng Nhật tăng thêm chút ít trong bối cảnh liên
tiếp giảm phát trong nhiều năm trở lại đây.
Bây giờ, câu hỏi đặt ra là: liệu một người có chỗ đứng vững chắc trên
thị trường như vậy có thể thành công khi xâm chiếm thị trường may mặc
thế giới? Tadashi Yanai luôn quyết tâm khẳng định điều đó. Với hàng trăm
cửa hàng tại Nhật Bản, một con số đủ để thoả mãn nhu cầu của thị trường
trong nước, cũng như việc ngành công nghiệp may mặc Nhật Bản đang dần
hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, thì việc Yanai nghĩ đến các kế hoạch
chuyển hướng kinh doanh sang nước ngoài là rất tự nhiên. Yanai tự tin
đến nỗi ông cho rằng, một ngày nào đó các nhãn hiệu may mặc thuộc dây
chuyền UNIQLO của ông sẽ trở thành cái tên quan thuộc trong các gia đình
Anh và Mỹ, tương tự như Gap hay Marks&Spencer, những nhà bán lẻ
quần áo lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước mắt, Yanai có kế hoạch mở thêm 50 cửa hàng UNIQLO tại Anh trong
vòng ba năm tới. “Chúng tôi sẽ có khách hàng, vì chúng tôi sẽ bán giá
rẻ hơn hàng của Gap ở London. Và trong 10 năm nữa, rất có thể chúng tôi
sẽ lớn mạnh hơn cả Gap”, Yanai cho biết. Ngoài thị trường truyền thống
là Nhật Bản, Fast-Retailing đang mở rộng thêm các thị trường mới ở New
York, London, Paris. Theo Yanai, những bạn hàng ở đây sẽ là cầu nối để
Fast Retailing chiếm lĩnh các thị trường Anh, Mỹ, Pháp.
Mặc dù ngành may mặc thế giới đang có xu hướng xoá nhoà biên giới
giữa các quốc gia, nhưng có lẽ đối với việc bán lẻ quần áo thì đây chưa
hẳn là yếu tố dẫn đến thành công. Muốn có một đế chế như Gap hay
Mark&Spencer, Yanai vẫn còn rất nhiều việc phải làm, cũng như cần có
nhiều chiến lược kinh doanh mới lạ và hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét