"Leo núi là một việc đầy hiểm nguy. Đa số bạn leo núi chuyên nghiệp cùng
tôi đều đã giã từ thế giới. Tôi tự hỏi, vậy mà sao nhiều người vẫn tiếp
tục leo núi?" - Bác sĩ Wade Brackenbury.
Cộng
cả 7 năm ở Việt Nam, bác sĩ Wade - Giám đốc Phòng Khám Chuyên khoa Trị
liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) đã có hơn 20 năm sống ở châu Á. Ông
sinh ở vùng quê Idaho, tây bắc nước Mỹ. Wade để lại ấn tượng cho người
đối diện bởi sự tự nhiên và chân thành của mình.
Bác sĩ Wade Brackenbury
Tay leo núi cự phách
Vùng
quê Idaho của Wade khá đặc biệt, chỉ có 400 người sinh sống. Ông lớn
lên không có sự hiện diện của ti vi. Người dân ở đây săn bắn và bắt cá
để sống. Idaho có rất nhiều núi nên Wade biết leo núi từ hồi 9 - 10
tuổi. Đến năm 14 tuổi, ông đã là một “serious climber” (người leo núi
thực sự), nghĩa là tham gia hiệp hội leo núi, được đào tạo về leo núi và
có rất nhiều kinh nghiệm leo núi.
Wade kể,
ông đã leo hơn 200 ngọn núi ở rất nhiều nơi trên thế giới. Leo núi cao,
nghĩa là phải đối diện với chính mình trong sự cô đơn bất tận của thiên
nhiên hoang dã. Ấn tượng mạnh nhất của ông về leo núi là cảm giác phải
sẵn sàng đối diện với cái chết, bất cứ lúc nào.
Có
một lần, năm 15 tuổi, ông tưởng mình đã phải “ra đi”, khi leo lên tới
đỉnh một ngọn núi ở quê nhà, bởi con đường ông dự kiến xuống núi lại
không khả thi. Ông từng tưởng tượng đến chuyện xấu nhất - mình sẽ rớt
xuống vách núi mà đến 10 năm sau ba mẹ cũng không biết mình đang ở đâu.
Sợ
hãi tận cùng! Cuối cùng ông quyết định: phải bước tới. Và “when there
is a will, there is a way”, ông đã tìm ra “lối đi ngay dưới chân mình”.
Ông đã trở về chân núi theo đúng con đường từ đó ông lên tới đỉnh!
Từ đó trở đi, không một nỗi sợ hãi nào có thể đánh gục ông được nữa.
Kinh doanh cũng giống như leo núi
Chia sẻ về sở thích của mình, bác sĩ Wade nói:
-
Tôi leo núi từ nhỏ, có lẽ vì Idaho - nơi tôi sinh ra có rất nhiều núi.
Từ khi trở thành nhà leo núi chuyên nghiệp, tôi cùng với bạn bè leo núi
khắp thế giới: Mỹ, Canada, New Zealand, Nepal, một số nước ở châu Phi...
Ngọn núi cao nhất mà tôi từng leo cao tới hơn 7.200 mét.
Leo
núi là một việc đầy hiểm nguy. Đa số bạn leo núi chuyên nghiệp cùng tôi
đều đã giã từ thế giới. Tôi tự hỏi, vậy mà sao nhiều người vẫn tiếp tục
leo núi? Cảm giác khi leo núi rất khó tả, rất “inspiring” - tạo cảm
hứng. Đó là khi bạn trở về với cuộc sống nguyên thủy của con người ở
đỉnh núi. Mọi lo lắng về cuộc sống, sinh tồn đều ngừng lại.
Giúp người dân chỉnh lại tư thế sinh hoạt
Ở
đỉnh núi, bạn hòa mình với thiên nhiên vô tận. Mọi sự quan tâm của bạn
dồn vào nhiệt độ, mưa, nắng. Bạn chỉ cần nước để uống, thức ăn để sống,
quần áo ấm áp che thân. Thế là đủ! Lúc đó bạn thấy mình vượt qua chính
bản thân mình. Và cảm thấy những khó khăn đời thường trở nên không là gì
cả...
* Ở Việt Nam, ông đã được thỏa chí với những ngọn núi nào?
-
Tôi đã cùng với vợ và con gái lúc hai tuổi cùng leo lên đỉnh
Phanxipăng, và nhiều ngọn núi khác ở Đà Lạt. Đối với tôi, những ngọn núi
này ít nguy hiểm. Cách đây bảy năm, khi lập gia đình và có con gái, tôi
đã tạm dừng việc thách thức bản thân mình bằng những ngọn núi quá hiểm
nguy ở các nơi trên thế giới.
* Leo núi và kinh doanh phòng khám có gì giống nhau không?
-
Thoạt nhìn thì thấy leo núi và kinh doanh chẳng có gì liên quan. Nhưng
thật ra, chúng lại có quan hệ rất mật thiết. Làm kinh doanh giống leo
núi, tức là đối mặt với rủi ro và sự bất định. Nhờ kinh nghiệm leo núi
mà tôi không e ngại rủi ro trong kinh doanh.
Tôi
may mắn có nhiều năm sống ở châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông,
Malaysia..., nên hiểu được văn hóa và nhu cầu của các bệnh nhân cột sống
ở Việt Nam để đáp ứng. Chúng tôi có chuyên môn vững vàng nên được bệnh
nhân tin cậy. Tôi từng có phòng khám chuyên khoa cột sống ở Malaysia
(quê vợ tôi) và được bạn tôi mua lại.
Giúp bạn leo núi khắc phục sự cố
Chữa bệnh không dùng thuốc
* Tên phòng khám của ông là “American Chiropractic Clinic” (ACC). Vậy “chiropractic” nghĩa là gì, thưa bác sĩ?
-
Thần kinh cột sống là ngành y khoa lớn hàng thứ ba trên thế giới. Trị
liệu thần kinh cột sống là nghệ thuật chữa bệnh dựa vào ý tưởng cho rằng
sức khỏe tốt dựa trên hệ thống thần kinh vận hành tốt.
Điều
này đặc biệt đúng với cột sống và hệ thần kinh phát xuất từ cột sống đi
đến các nơi khác trong cơ thể. Từ “Chiropractic” xuất phát từ tiếng Hy
Lạp Chiropraktiko, có nghĩa là “chữa trị hiệu quả bằng tay”.
Phương
pháp này nhấn mạnh đến ý tưởng là nhiều quá trình gây ra bệnh xuất phát
từ khả năng của cơ thể không thể thích ứng được với môi trường xung
quanh. Nó tìm cách giải quyết bệnh tật không phải dùng thuốc và hóa
chất, mà bằng cách xác định và điều chỉnh khu vực cơ xương
(musculoskeletal area) bị lệch khớp (subluxation) và vận hành không
đúng.
* Và vì thế mà nhiều bệnh nhân ngạc nhiên khi thấy ACC không dùng thuốc trong điều trị cột sống?
-
Vâng, đó là phương châm điều trị của chúng tôi. Việc dùng thuốc thường
làm giảm nhẹ cơn đau, nhưng nó chỉ là biện pháp tức thời thôi. Thông
thường bệnh cột sống được tạo ra do ngồi sai tư thế, do khiêng vác hoặc
nâng vật nặng không đúng tư thế, do luyện tập thể thao sai tư thế...
Chúng
tôi dùng tay và máy móc vật lý trị liệu phục hồi chức năng xương cho
chúng trở nên “đúng tư thế”. Và như thế loại bỏ được sự chèn ép lên dây
thần kinh.
* Được biết, ACC có nhiều bác sĩ người nước ngoài. Ông đã thuyết phục họ sang Việt Nam làm việc như thế nào?
-
Tất nhiên tôi sẽ thuyết phục họ bằng những lợi ích từ cuộc sống ở đây,
như tôi từng trải nghiệm. Chúng tôi cũng chia sẻ cơ hội khám phá đất
nước hữu tình, nền văn hóa đẹp đẽ và con người đáng yêu ở đây. Nếu là
người có tính mạo hiểm một chút, thích ăn những món ăn mới lạ, thích
những trải nghiệm mới, thì Việt Nam đúng là nơi dành cho họ.
Cùng nhân viên hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể
* Bác sĩ có lời khuyên nào cho những người không hoặc chưa bị đau cột sống?
-
Lời khuyên đầu tiên là không nên ngồi quá lâu. Và thứ hai là nên thường
xuyên tập luyện thể dục để giúp lưng mạnh khoẻ. Mỗi 20 phút nên đứng
dậy, nếu công việc của bạn thường xuyên phải ngồi.
Bệnh
nhân cũng nên chủ động tìm cách điều trị. Nhiều bệnh nhân làm tôi ngạc
nhiên khi họ cứ âm thầm chịu đựng cơn đau trong vài năm. Họ cảm thấy nản
chí và có khi “buông trôi” khi một số phương pháp điều trị mà họ thực
hiện không giúp giảm đau trong lâu dài.
* Xin cảm ơn bác sĩ về sự chia sẻ thú vị!
Wade Brackenbury đến với nghề bác sĩ từ việc bị chấn thương cột sống năm 16 tuổi khi chơi bóng đá. Sau ba năm chữa trị và bình phục, ông đã quyết định theo nghề y khoa thần kinh cột sống. Wade Brackenbury là tác giả của cuốn sách “Bơ Yak, Trà Đen” viết về Tây Tạng, do nhà sách Algonquin Books of Chapel Hill xuất bản năm 1997, đã bán được hơn 35.000 bản với 15 thứ tiếng. Wade Brackenbury trở thành nhà nhiếp ảnh nhờ yêu thích chụp ảnh trong những chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Câu tục ngữ yêu thích của Wade Brackenbury là “Life is a great advanture” - “Đời người là một cuộc thám hiểm vĩ đại”. Theo ông, một cuộc sống cân bằng với nhiều trải nghiệm quan trọng hơn là một tài khoản ngân hàng đầy tiền. |
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét