Câu danh ngôn ngôn kinh điển của Douglas MacArthur rất phù hợp cho thời
điểm bất ổn định hiện nay: “Trên trái đất này không có sự đảm bảo, mà
chỉ có cơ hội.”
Vị Thống tướng người
Mỹ biết rõ về sự phục hồi nền kinh tế: ông từng chỉ đạo Nhật Bản sau chiến
tranh, tái xây dựng đất nước khi đó đã bị phá hủy. Cuộc đại cải tổ cùng nỗ lực
lao động đáng ngạc nhiên của người Nhật đã tạo ra một trong những sự hồi sinh ấn
tượng nhất trong lịch sử đương đại.
Phương pháp ngày
đó của Nhật Bản giờ đây có thể áp dụng phần nào cho phương Tây. Sự thật là, mọi
loại giả thuyết xoa dịu chúng ta tin là đúng trong những thập kỉ gần đây rốt cuộc
đã được chứng minh là sai lầm. Một công việc ổn định cả đời trong thời buổi này
là của hiếm, các công việc chỉ làm giờ hành chính đã là chuyện quá khứ, còn trợ
cấp phúc lợi đã thành dĩ vãng đối với cả khu vực tư lẫn khu vực công. Một tấm bằng
đại học cũng không còn là hộ chiếu để đi đến tương lai ổn định; trong khi hầu hết
các đảng phái chính trị đều đồng tình rằng: “Chính phủ vĩ đại” không thể giải cứu
được chúng ta, và cần tìm ra giải pháp mới cho những thách thức mà xã hội đang
phải đối mặt.
Trong khi đó, những
loại tài sản tưởng chừng như an toàn lại đang được chứng minh là có rủi ro: bất
động sản và thậm chí cả trái phiếu chính phủ giờ đây đều trở nên đáng ngờ với
những ai muốn tuyệt đối bảo toàn vốn. Nhiều khoản bảo hiểm tiết kiệm hay bảo hiểm
hưu trí trước kia giờ đây cũng không còn giá trị. Và thất nghiệp do cơ cấu có vẻ
đang xảy ra ở nhiều xã hội tiên tiến, khi thế giới tiếp tục điều chỉnh tăng thêm
2,5 tỷ nhà tư bản tại châu Á.
Công nghệ và
toàn cầu hóa đang làm giảm mức sống của tầng lớp trung lưu. Thu nhập đình trệ,
lạm phát tăng cao, mối quan hệ truyền thống giữa người lao động và chủ lao động
cũng biến mất. Gánh nặng nợ nần, thuế cao, chi tiêu phúc lợi tốn kém và sự chuyển
dịch nhân khẩu học đã làm co hẹp kì vọng cho các thế hệ tương lai. Hầu hết các
công việc dã bị suy thoái thổi bay đều một đi không trở lại. Vậy cần phải làm
gì để giải quyết tình cảnh khó khăn này? Khởi nghiệp, dưới mọi hình thức, là một
trong những câu trả lời tích cực.
Con người cần phải
học cách dựa dẫm ít hơn vào người khác (Nhà nước, chủ lao động, v.v.) và nhiều
hơn vào chính mình. Làm việc cho bản tahan, bất kể là trong một doanh nghiệp,
hay chỉ đơn giản là người làm việc tự do, có xu hướng giúp bạn kiên cường hơn
và linh hoạt hơn trong việc kiếm kế sinh nhai. Ít nhất thì những nhà khởi nghiệp
cũng kiểm soát được số phận của mình ở một mức độ nào đó. Cái kén ấm áp của một
doanh nghiệp lớn, hay của chính phủ, có thể khiến người ta không nhìn ra được
thật sự thế giới này vận hành thế nào.
Hầu hết mọi nhà
khởi nghiệp tôi gặp mà từng làm việc trong một môi trường như vậy đều nói với
tôi rằng sự, thay đổi quả là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ. Khi bạn tự làm việc cho
mình, bạn sẽ tập trung vào các ưu thế, giá trị thời gian và chi phí của mình
cũng như làm thế nào để có được thu nhập.
Khó khăn – nhưng
còn hơn là mất khả năng tự vệ nếu bạn bị sa thải. Ít nhất bạn cũng tự làm chủ bản
thân, và mọi thành công đều do công sức của bạn.
Trong những nền
dân chủ hiện đại nhất, chỉ có 5 – 10% dân số trưởng thành trở thành người khởi
nghiệp. Tỷ lệ này phải tăng đáng kể, để phản ánh tốt hơn nhu cầu của ngành công
nghiệp, của thương trường, và yêu cầu thích nghi mọi lúc với môi trường làm việc
thay đổi nhanh chóng. Đáng mừng là, kết quả khảo sát cho thấy có đến 1/3 dân số
muốn tự lập công ty. Chúng ta cần khích lệ họ quyết tâm hành động nhiều hơn.
Con người nên tháo vát hơn, sáng tạo hơn, và độc lập hơn khỏi những tổ chức lớn.
Để làm được việc này, cần phải có sự đào tạo, cố vấn, những tấm gương đáng noi
theo, giảm thuế, bãi bỏ quy định và đầu tư vào hạ tầng – song quan trọng hơn cả
là thay đổi tư duy.
Tạo ra những điều
chỉnh cần thiết sẽ gây tổn thương cho nhiều người. Tự khởi nghiệp có lẽ là con
đường đơn độc. Bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp với dự án bán thời gian, để phòng
vệ rủi ro và tăng thêm tự tin. Một cách nữa là cộng tác với người nào đó. Xây dựng
doanh nghiệp từ hai bàn tay trắng không dễ dàng, và cạnh tranh thì luôn khốc liệt.
Dĩ nhiên, có thể bạn
sẽ thất bại – nhưng như vậy cũng có nghĩa là bạn có thể thành công, tránh xa khỏi
một hệ thống có vẻ như sắp sụp đổ. Điều quan trọng nhất là phải hành động. Như
lời một vị tướng khác của Mỹ, ngài George Patton: “Một kế hoạch hay được triển
khai quyết liệt ngay hôm nay tốt hơn nhiều một kế hoạch hoàn hảo được thực hiện
vào tuần sau.”
Tác
giả bài viết là ông Luke Johnson, chủ tịch Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh
(Royal Society of Arts), cũng là cây bút thường xuyên viết cho
Financial Times.
Theo Financial Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét