Bạn có từng tính chuyện rời khỏi doanh nghiệp hiện tại và thành lập công ty riêng của mình? Hãy thử cân nhắc rằng liệu bạn sẽ trở thành một doanh nhân xuất sắc hay phải hối hận vì… chót ôm mộng giữa ban ngày!
Bạn có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Bạn
gửi gắm cả tâm huyết và niềm tin vào đó và quyết định đã đến lúc khởi nghiệp
kinh doanh. Song đôi lúc, có những sự nghi ngờ hay sợ hãi ngáng đường bạn. Đó
không chỉ là rắc ối của riêng bạn mà còn là vấn đề chung
của nhiều người khác. Vậy bạn nghi ngờ điều gì, e sợ điều gì?
Câu trả lời phổ biến nhất từ những người muốn trở thành doanh nhân tại Mỹ thường liên quan việc không đảm bảo được tài chính, sợ thất bại, thiếu nguồn động viên tinh thần và thậm chí là...sợ thành công.
Ông Paddy Spence là một nhà quản lý hàng đầu đã hỗ trợ khá nhiều thương hiệu mới nổi đạt được thành công và có được chỗ đứng trên thị trường. Sau 18 năm làm việc với vai trò phó giám đốc marketing tại Kashi- công ty chuyên đóng gói và phân phối các sản phẩm hữu cơ tự nhiên, ông Spence sáng lập ra một trong những hãng nghiên cứu thị trường đầu tiên về lĩnh vực công nghiệp tự nhiên. Hiện ông đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch tập đoàn kiêm CEO của thương hiệu Zevia- một đòng đồ uống có ga, không năng lượng và có vị ngọt từ chất tạo ngọt thiên nhiên stavia.
Ông Spence bỏ công việc hiện tại, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng và hiểu rõ mình đang làm gì. Ông chia sẻ: “Khi quyết định điều này, bạn cần nhận thức được yếu tố nào đã thúc đẩy bạn, quản lý một doanh nghiệp hay xây dựng một doanh nghiệp? Với cá nhân tôi, nhiệt huyết xuất hiện khi tôi có cơ hội xây dựng công ty của riêng mình dựa trên một động lực có ý nghĩa”.
Vậy, bên cạnh việc xác định đam mê kinh doanh và phạm vi năng lực bản thân, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây của ông Paddy Spence trước khi rời bỏ công việc hiện tại.
1. Hãy tìm kiếm cho mình những tín hiệu tích cực
Vào một buổi sáng khi đi dạo, ông Spence chợt nghĩ rằng mình đang chỉ duy trì công việc hiện tại chứ không xây dựng nên một điều gì mới mẻ và thú vị cả. Và ý tưởng về một điều mới mẻ đã nảy sinh trong đầu ông. “Tôi đã tìm thấy cơ hội cho mình với danh mục sản phẩm mà 96% người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng rút hầu bao. Đó là dòng đồ uống có ga dùng chất tạo ngọt tự nhiên stavia- phương thức tạo ngọt chưa từng được sử dụng bởi công ty nào khác. Bản thân tôi cũng đã được một số lượng lớn người tiêu dùng biết đến và tin cậy về lĩnh vực chất tạo ngọt tự nhiên. Đó là một tín hiệu hoàn hảo cho tôi!”- ông nói.
2. Bắt đầu với đam mê
Hãy nhớ, chỉ tính toán trong đầu thì không phải là một doanh nhân. Bạn cần gạt suy tính về những mạo hiểm sang một bên và bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh thực thụ.
3. Giữ niềm tin vào điều mình đang theo đuổi
Hãy xác định một dòng sản, một khu vực hay danh mục mà bạn thực sự tin là mình có cơ hội. Cũng như ông Spence, chất tạo ngọt stevia ban đầu chỉ là đam mê riêng. Cùng đam mê ấy, ông đặt niềm tin vào cơ hội kinh doanh và sáng lập ra công ty hiện giờ.
4. Biết đối thủ của bạn là ai
Ông Spence có hàng ngũ đồng nghiệp từng cộng tác cùng ông trong lĩnh vực chất tạo ngọt tự nhiên. Sự gắn bó thân thiết với họ và sự tin tưởng lẫn nhau đã xoá đi khá nhiều rủi ro về số lượng đối thủ cạnh tranh ngay bên cạnh mình.
5. Lên kế hoạch kĩ lưỡng
Một bản kế hoạch tài chính tỉ mỉ là chiến lược quan trọng hàng đầu. “Mọi doanh nghiệp mới nổi đều cần vốn đầu vào để phát triển. Cần hiểu được nhu cầu vốn này và cách để có được nó mới là phương thức tồn tại về lâu về dài”.
6. Tự thực hiện nghiên cứu thị trường
Hãy bắt đầu từ một phạm vi nhỏ- bạn bè hoặc gia đình để biết họ nghĩ gì về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Sau đó mới tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, cho kết quả tính toán cụ thể và định hình những thay đổi cần thực hiện đối với sản phẩm. “Bạn càng nghiên cứu trên phạm vi rộng thì càng giảm được yếu tố thành kiến cá nhân của mình đối với sản phẩm. Hãy chọn xuất phát điểm là một nhóm nhỏ rồi mở rộng dần quy mô và lấy tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phản hồi từ người tiêu dùng”- ông Spence nói. Hiện nay, khách hàng và các nhà bán lẻ như Whole Foods, Target và Kroger là lựa chọn tốt để tiến hành nghiên cứu.
7. Tuyển dụng một đội ngũ PR chuyên nghiệp
Ông Spence khuyên rằng hãy nắm rõ thông tin về những doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường bạn nhắm vào, cách các công ty lớn hơn đang vận hành, đối thủ của bạn gồm những ai, làm cách nào để tạo thêm nhiều cơ hội cho mình và xác định khu vực mà năng lực cạnh tranh của bạn có ưu thế hơn. Hãy tuyển dụng những nhân viên quan hệ công chúng có đam mê với sản phẩm của bạn và có thể dễ dàng truyền đạt thông điệp của công ty tới người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất.
8. Duy trì tính đơn giản cho thương hiệu
Ông Spence lưu ý rằng: “Bạn cần truyền đạt tới khách hàng thông điệp về tương hiệu mình thật đơn giản chứ đừng cầu kỳ phức tạp. Với công ty tôi, giá trị mà khách hàng đánh giá cao trên thực tế chỉ là: Zevia không năng lượng, không chất tạo ngọt nhân tạo và hoàn toàn tự nhiên. Thế nên khi chúng tôi nhắc lại thông điệp đó thì việc bán hàng diễn ra rất suôn sẻ”.
Cuộc phỏng vấn với ông Paddy Spence kết lại với lời khuyên đầy ý nghĩa: “Bạn sẽ học hỏi từ chính những trải nghiệm của mình, cả tốt đẹp và không mấy ngọt ngào. Bất kể điều gì sảy đến trong sự nghiệp kinh doanh mới đâm chồi, mỗi bước đi sẽ khiến bạn hiểu biết hơn. Rủi ro không vùi dập bạn mà sẽ trang bị cho bạn thêm kinh nghiệm làm ăn. Nếu có ngày bạn phải từ bỏ và trở về công ty cũ, thì chắc chắn bạn đã trở thành một nhân viên giỏi hơn nhiều so với trước đây”.
Câu trả lời phổ biến nhất từ những người muốn trở thành doanh nhân tại Mỹ thường liên quan việc không đảm bảo được tài chính, sợ thất bại, thiếu nguồn động viên tinh thần và thậm chí là...sợ thành công.
Ông Paddy Spence là một nhà quản lý hàng đầu đã hỗ trợ khá nhiều thương hiệu mới nổi đạt được thành công và có được chỗ đứng trên thị trường. Sau 18 năm làm việc với vai trò phó giám đốc marketing tại Kashi- công ty chuyên đóng gói và phân phối các sản phẩm hữu cơ tự nhiên, ông Spence sáng lập ra một trong những hãng nghiên cứu thị trường đầu tiên về lĩnh vực công nghiệp tự nhiên. Hiện ông đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch tập đoàn kiêm CEO của thương hiệu Zevia- một đòng đồ uống có ga, không năng lượng và có vị ngọt từ chất tạo ngọt thiên nhiên stavia.
Ông Spence bỏ công việc hiện tại, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng và hiểu rõ mình đang làm gì. Ông chia sẻ: “Khi quyết định điều này, bạn cần nhận thức được yếu tố nào đã thúc đẩy bạn, quản lý một doanh nghiệp hay xây dựng một doanh nghiệp? Với cá nhân tôi, nhiệt huyết xuất hiện khi tôi có cơ hội xây dựng công ty của riêng mình dựa trên một động lực có ý nghĩa”.
Vậy, bên cạnh việc xác định đam mê kinh doanh và phạm vi năng lực bản thân, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây của ông Paddy Spence trước khi rời bỏ công việc hiện tại.
1. Hãy tìm kiếm cho mình những tín hiệu tích cực
Vào một buổi sáng khi đi dạo, ông Spence chợt nghĩ rằng mình đang chỉ duy trì công việc hiện tại chứ không xây dựng nên một điều gì mới mẻ và thú vị cả. Và ý tưởng về một điều mới mẻ đã nảy sinh trong đầu ông. “Tôi đã tìm thấy cơ hội cho mình với danh mục sản phẩm mà 96% người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng rút hầu bao. Đó là dòng đồ uống có ga dùng chất tạo ngọt tự nhiên stavia- phương thức tạo ngọt chưa từng được sử dụng bởi công ty nào khác. Bản thân tôi cũng đã được một số lượng lớn người tiêu dùng biết đến và tin cậy về lĩnh vực chất tạo ngọt tự nhiên. Đó là một tín hiệu hoàn hảo cho tôi!”- ông nói.
2. Bắt đầu với đam mê
Hãy nhớ, chỉ tính toán trong đầu thì không phải là một doanh nhân. Bạn cần gạt suy tính về những mạo hiểm sang một bên và bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh thực thụ.
3. Giữ niềm tin vào điều mình đang theo đuổi
Hãy xác định một dòng sản, một khu vực hay danh mục mà bạn thực sự tin là mình có cơ hội. Cũng như ông Spence, chất tạo ngọt stevia ban đầu chỉ là đam mê riêng. Cùng đam mê ấy, ông đặt niềm tin vào cơ hội kinh doanh và sáng lập ra công ty hiện giờ.
4. Biết đối thủ của bạn là ai
Ông Spence có hàng ngũ đồng nghiệp từng cộng tác cùng ông trong lĩnh vực chất tạo ngọt tự nhiên. Sự gắn bó thân thiết với họ và sự tin tưởng lẫn nhau đã xoá đi khá nhiều rủi ro về số lượng đối thủ cạnh tranh ngay bên cạnh mình.
5. Lên kế hoạch kĩ lưỡng
Một bản kế hoạch tài chính tỉ mỉ là chiến lược quan trọng hàng đầu. “Mọi doanh nghiệp mới nổi đều cần vốn đầu vào để phát triển. Cần hiểu được nhu cầu vốn này và cách để có được nó mới là phương thức tồn tại về lâu về dài”.
6. Tự thực hiện nghiên cứu thị trường
Hãy bắt đầu từ một phạm vi nhỏ- bạn bè hoặc gia đình để biết họ nghĩ gì về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Sau đó mới tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, cho kết quả tính toán cụ thể và định hình những thay đổi cần thực hiện đối với sản phẩm. “Bạn càng nghiên cứu trên phạm vi rộng thì càng giảm được yếu tố thành kiến cá nhân của mình đối với sản phẩm. Hãy chọn xuất phát điểm là một nhóm nhỏ rồi mở rộng dần quy mô và lấy tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phản hồi từ người tiêu dùng”- ông Spence nói. Hiện nay, khách hàng và các nhà bán lẻ như Whole Foods, Target và Kroger là lựa chọn tốt để tiến hành nghiên cứu.
7. Tuyển dụng một đội ngũ PR chuyên nghiệp
Ông Spence khuyên rằng hãy nắm rõ thông tin về những doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường bạn nhắm vào, cách các công ty lớn hơn đang vận hành, đối thủ của bạn gồm những ai, làm cách nào để tạo thêm nhiều cơ hội cho mình và xác định khu vực mà năng lực cạnh tranh của bạn có ưu thế hơn. Hãy tuyển dụng những nhân viên quan hệ công chúng có đam mê với sản phẩm của bạn và có thể dễ dàng truyền đạt thông điệp của công ty tới người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất.
8. Duy trì tính đơn giản cho thương hiệu
Ông Spence lưu ý rằng: “Bạn cần truyền đạt tới khách hàng thông điệp về tương hiệu mình thật đơn giản chứ đừng cầu kỳ phức tạp. Với công ty tôi, giá trị mà khách hàng đánh giá cao trên thực tế chỉ là: Zevia không năng lượng, không chất tạo ngọt nhân tạo và hoàn toàn tự nhiên. Thế nên khi chúng tôi nhắc lại thông điệp đó thì việc bán hàng diễn ra rất suôn sẻ”.
Cuộc phỏng vấn với ông Paddy Spence kết lại với lời khuyên đầy ý nghĩa: “Bạn sẽ học hỏi từ chính những trải nghiệm của mình, cả tốt đẹp và không mấy ngọt ngào. Bất kể điều gì sảy đến trong sự nghiệp kinh doanh mới đâm chồi, mỗi bước đi sẽ khiến bạn hiểu biết hơn. Rủi ro không vùi dập bạn mà sẽ trang bị cho bạn thêm kinh nghiệm làm ăn. Nếu có ngày bạn phải từ bỏ và trở về công ty cũ, thì chắc chắn bạn đã trở thành một nhân viên giỏi hơn nhiều so với trước đây”.
Theo TTVN/Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét