Top
40 người giàu nhất Nhật Bản vừa được Forbes công bố, Yoshikazu Tanaka
khiến người ta chú ý bởi tốc độ tăng trưởng tài sản chóng mặt và vẻ
ngoài rất trẻ trung nổi bật giữa rất nhiều khuôn mặt đã nhăn nheo.
Không
chỉ là 1 trong 10 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản theo công bố của tạp chí
Forbes, Yoshikazu Tanaka còn là một trong những tỷ phú tự lập trẻ nhất
châu Á. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết thành công của chàng trai được mệnh
danh Mark Zuckerberg của Nhật Bản này.
Trong
bảng xếp hạng 40 người giàu nhất Nhật Bản vừa được Forbes công bố,
Yoshikazu Tanaka khiến người ta chú ý không chỉ bởi tốc độ tăng trưởng
tài sản chóng mặt, 119% so với thời điểm thống kê trước đó mà còn bởi vẻ
ngoài rất trẻ trung, thanh lịch, nổi bật giữa rất nhiều khuôn mặt đã
nhăn nheo vì tuổi tác của các tỷ phú khác.
Sở
hữu khối tài sản 3,5 tỷ USD, anh hiện xếp thứ 7 trong số 10 người giàu
nhất xứ mặt trời mọc. Tại một đất nước mà việc kinh doanh nổi tiếng thận
trọng, bảo thủ như Nhật, Yoshikazu Tanaka thực sự là một làn gió lạ,
tươi mới.
Khởi
nghiệp tại Sony và sau đó đến làm lập trình viên quảng cáo cho hãng bán
hàng trực tuyến số 1 Nhật Bản Rakuten, năm 2004 Tanaka quyết định ra đi
để lập công ty riêng với tên gọi Gree sau khi mạng xã hội cùng tên do
anh sáng lập tăng trưởng bùng nổ. “Vào khoảng cuối năm 2003, tôi bắt đầu
tự lập trình và hát triển phiên bản đầu tiên của Gree. Với tôi nó chỉ
giống như một sở thích và mãi đến tháng 2/2004 tôi mới đưa Gree lên
mạng”, Tanaka chia sẻ.
Chỉ
sau 1 tháng ra mắt, Gree có 10.000 thành viên và đến tháng 10/2004, con
số này tăng gấp 10 lần dù chàng cựu sinh viên khoa Kinh tế chính trị,
đại học Nihon không chi một xu để quảng cáo mà tất cả đều do sự truyền
miệng giữa những người dùng. Sẵn với kinh nghiệm học được từ 4 năm làm
việc tại Rakuten, Tanaka mở công ty để có thể kêu gọi thêm vốn đầu tư
bởi lúc này lượng người dùng đã quá đông, cần nâng cấp máy chủ và thuê
người quản trị.
Vậy
là tháng 12/2004, Gree Inc. ra đời. Tháng 6/2005 họ nhận được khoản đầu
tư 100 triệu Yên (khoảng 1,3 triệu USD) từ Globis Capital Partners.
Mạng xã hội nhanh chóng phát triển và thu hút sự chú ý của các công ty
viễn thông Nhật Bản. Tháng 6/2006 đến lượt KDDI “rót” vào 360 triệu Yên.
3 tháng sau Gree trở thành dịch vụ chính thức của nhà mạng NTT Docomo.
Sẵn
nền tảng người dùng và nguồn vốn hiện có, Gree mở rộng hoạt động sang
đối tượng người dùng thiết bị di động đồng thời cung cấp trò chơi trực
tuyến. Những trò chơi này đòi hỏi người dùng phải bỏ tiền để mua những
vật dụng ảo cho nhân vật của mình. Ít ai ngờ đây lại là một “mỏ vàng”
thực sự đem về cho công ty hàng trăm triệu USD.
Năm
2008 Gree chào sàn và 1 năm sau cổ phiếu của họ tăng giá gấp đôi, đưa
Tanaka trở thành tỷ phú tự lập trẻ thứ hai thế giới ở tuổi 32, chỉ sau
Mark Zuckerberg (thành tỷ phú ở tuổi 25). Đến nay, giá cổ phiếu của công
ty đã tăng gấp hơn 7 lần còn mạng xã hội của anh thu hút tới 190 triệu
thành viên trên toàn thế giới và đang hướng tới mục tiêu 1 tỷ người. Mới
đây công ty đã mở rộng hoạt động sang cả Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Để
có được thành công như trên, một trong những bí quyết của Tanaka đó là
sớm hướng đến việc cạnh tranh toàn cầu, điều mà nhiều người Nhật vẫn
chưa quan tâm. “Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất đó là có quá nhiều người không
sẵn sàng chấp nhận thực tế rằng chúng ta không thể tồn tại nếu không cố
gắng cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu”, CEO của Gree phát biểu trong
buổi phỏng vấn với CNN.
Tại một buổi phỏng vấn khác với Wall Street Journal,
Tanaka cũng khẳng định: “Trong ngành này, việc bị đẩy vào cuộc đấu toàn
cầu là không thể tránh khỏi. Có rất nhiều kẻ đang “đói khát” ngoài kia
và để cạnh tranh với họ bạn cũng phải sẵn sàng giành giật”.
Và
để nhắc mình cũng như các nhân viên không bao giờ quên, ngay trong
thiết kế văn phòng, Tanaka đã có những chi tiết gợi nhớ đến đối thủ. Hầu
hết các văn phòng đều mang gam màu trắng của Apple và Nintendo. Các
phòng họp được đặt tên theo quê hương của các “đại gia” internet Mỹ:
Sunnyvale (nơi đặt trụ sở của Yahoo) hay Mountain View (nơi đặt tổng
hành dinh của Google).
Bên
cạnh đó, Gree cũng luôn theo sát bước tiến của các đối thủ trong nước,
đặc biệt là 2 mạng xã hội Mixi và DENA. Cứ 10 giờ sáng thứ 2 hàng tuần,
vị CEO trẻ lại dành thời gian để họp bàn cùng với các nhân viên của mình
và không bao giờ quên hối thúc họ “hãy nhắm đến ngôi vị số 1” và vượt
qua các đối thủ khác.
Đến
nay, xét về lượng người dùng, doanh thu cũng như lợi nhuận, mạng xã hội
Gree đã không còn đối thủ tại Nhật. Nhưng Tanaka đã có một mục tiêu mới
lớn hơn: “Facebook đã trở thành một tên tuổi rất lớn, đủ để thay đổi xã
hội. Tôi nghĩ chúng tôi cũng có thể thay đổi Nhật Bản, nhưng theo cách
của riêng mình”.
Nguồn kienthuckinhte.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét