Trang

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Sáng tạo để thành công


Trong quản trị DN thì tính đột phá được xem là điều quan trọng nhất. Các phát kiến giúp cho DN luôn tồn tại và phát triển. 
Tri thức là cơ sở để tạo sự đột phá cho doanh nghiệp
Đó là ý kiến của bà Đoàn Thị Hữu Nghị - Tổng giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng. Lý giải về điều này, bà Nghị cho rằng, DN cũng như con người, tuân theo chu kỳ sinh lão bệnh tử. Các phát kiến mới sẽ giúp cho DN luôn duy trì ở trạng thái "sinh".
Tư duy doanh nhân
Thực tế, đúc kết của bà Nghị từng được Arielle Patrice Scott, nhà sáng lập kiêm CEO của GenJuice –mạng kết nối những người trẻ sáng tạo, các nhà khởi nghiệp và Larry Popelk, CEO của GameChanger – Cty tư vấn chuyên về phát triển thương hiệu và những sáng kiến mới gói gọn trong cụm từ: "tư duy doanh nhân".
Độ tuổi khởi nghiệp đang được "trẻ hóa" nhờ tác động từ xu hướng toàn câu hóa. Cơ hội phát triển kinh doanh cao hơn và nhiều động lực cho các bạn trẻ khởi nghiệp hơn. Nhưng, thực tế, số lượng DN có thể tồn tại qua 2 năm đầu phát triển không nhiều. Con số này tiếp tục rút thu hẹp khi DN sang tuổi thứ 5, rồi thứ 8. Một DN chỉ được tạm coi là phát triển bền vững nếu vẫn khẳng định chu kỳ "sinh" sau kỷ niệm ngày nhật lần thứ 10. Nguyên nhân vì sao ? Có rất nhiều lý do, nhưng đúc kết lại vẫn là thiếu sáng tạo mang tính đột phá trong quản trị DN.
Để có cơ hội nắm bắt điều gì đó mang tính chất đột phá, DN cần đến những người có tư duy của doanh nhân ở tất cả các cấp quản lý để có thể phá vỡ các giới hạn và thúc đẩy hoạt động của Cty. Chỉ có những nhà khởi nghiệp mới dám đưa ra những quyết định không dựa trên kinh nghiệm sẵn có mà chấp nhận sự đầu tư mạo hiểm để có thể cạnh tranh được với những Cty lớn. Tuy vậy, tạo ra các phát kiến để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp luôn là điều mà các nhà quản trị mơ ước, nhưng lại rất khó nắm bắt. Chia sẻ với Chương trình Khởi nghiệp, bà Nghị cho rằng, cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng và đội ngũ nhân sự tốt. Không có phát kiến nào nảy sinh mà thiếu nền tảng tri thức và không có cơ hội tạo ra sự đột phá nào mà thiếu những kế hoạch chuẩn bị cần thiết.
Thay đổi cách nhìn về khó khăn
Sẽ rất khó để tạo đươc những đột phá trong quản trị nếu nhà quản trị giữ cái nhìn tiêu cực về những khó khăn. Bản thân kinh doanh là thách thức. Không có gì đánh bại sự sáng tạo của mình bằng tâm lý buông xuôi trước những gì được gọi là khó khăn. Bà Nghị chia sẻ : Đừng bao giờ gọi những gì cản bước phát triển của mình là khó khăn mà hãy coi đó là thử thách. Nếu đã là thử thách thì phải cảm ơn nó vì khi vượt qua được, mình đã đặc biệt hơn người khác và chiếm được ưu thế cạnh tranh. Một trong những điều kiện để tôi có được những thành quả ngày hôm nay là đã đưa các thử thách về con số 0. Còn nếu ngay từ đầu mình đã xem nó là khó khăn, sẽ dễ dẫn đến tâm lý bất lực, tìm kiếm hướng đi mới khi những trở ngại đó quá lớn. Bà Nghị nói : "Nếu coi thử thách là may mắn thì mình sẽ tìm cách chinh phục. Như thế, khi đi tiên phong, mình sẽ đi một mình, sẽ dễ dàng hơn là đi cùng, đi theo một đoàn dài. Trong khi mở DN tư nhân, tôi cũng là người đầu tiên. Trong các lĩnh vực kinh doanh của Hiệp Hưng (chăn ga, gối đệm) tôi cũng là người đầu tiên" - bà Nghị chia sẻ kinh nghiệm.
Hà Dương
DDDN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét