Trang
▼
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
Những câu chuyện kể về thành công và thất bại của các nhà đầu tư
Để trở thành một nhà đầu tư thành công hơn, bạn sẽ phải trải qua kinh nghiệm về cả thành công và thất bại trên thị trường. Đây là một phần tất yếu của quá trình đi tới thành công. Việc rút ra được bài học từ những sai lầm của bản thân cũng quan trọng như việc học hỏi từ những sai lầm của các nhà đầu tư khác để bạn có thể phát triển và giảm thiểu những sai lầm trong tương lai. Bill O'Neil sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về thành công và thất bại của những nhà đầu tư ông có quen biết trong phần phụ lục này.
Những thành công và sai lầm của những nhà đầu tư cá thể nào là nổi bật nhất đối với bạn?
Tôi nhớ đến hai người đàn ông ở độ tuổi 40 đã gặp tôi ở phòng tập thể hình và cho biết đáng ra họ đã phải tham dự một trong những buổi hội thảo về đầu tư của chúng tôi trong những năm 1980. Tôi có hỏi về tình hình đầu tư của họ. Một người cho biết, ông ta đã nắm giữ một lượng đáng kể cổ phiếu dầu lửa và nó đã sụt giảm 20% trong năm 1998.
Tôi hỏi nguyên nhân tại sao họ lại lựa chọn những cổ phiếu này thì họ cho biết những cổ phiếu này có mức Tỷ suất sức mạnh có liên quan của giá và Tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở mức thấp. Ông ta nói: “Tôi là một nhà đầu tư dài hạn và tôi dự định nắm giữ chúng trong vài năm”. Thay vì cứ theo những quy tắc đã được khẳng định, ông ta đã dựa trên những ý kiến cá nhân và cảm xúc để đưa ra các quyết định mua vào và bán ra.
Người đàn ông kia lại có một câu chuyện khá thú vị. Ông ta là một CPA, một chuyên gia được đào tạo 5 năm trong trường đại học về tài chính và kế toán. Ông ta cho tôi thấy sự bực tức của ông ta trước biến động của thị trường, không có chỉ số nào được như mong muốn của ông ta, chỉ số giá/lợi nhuận biến động rất lạ và không theo quy luật.
Tôi có hỏi về những gì mà ông ta đã thu được, ông cho biết là mình đã trắng tay vào năm 1987 vì khi đó ông đxa đầu tư tất cả vào một loại cổ phiếu có chất lượng tồi ở mức giá 30$ rồi sau đó nó giảm mạnh xuống còn có 3$. Tôi nhắc ông ta về nguyên tắc số 1 là cắt giảm thua lỗ ở mức 8% cho phép tránh được những thất bại không thể hồi phục.
Mặc dù ông ta có đầy đủ mọi thứ, từ những băng hướng dẫn, sách và các tờ rơi chúng tôi xuất bản nhưng ông ta hơi ngượng về sự sai lầm của mình trong việc áp dụng những kiến thức này vào thực tế.
Cái tôi và sự tự tin quá mức có ảnh hưởng như thế nào đối với các quyết định đầu tư?
Thật là ngạc nghiên khi nghĩ rằng những người có chỉ số là cao có thể dễ dàng áp dụng được những kiến thức có được vào những quyết định lựa chọn cổ phiếu của mình, thiết lập mối quan hệ tương tự giữa lý thuyết và thực tế khi thành công lớn trên thị trường.
Cả hai dạng người này đều thông minh và có được những thành công nhất định. Nhưng những người có chỉ số IQ cao thực sự không là gì trên thị trường chứng khoán. Thật ra, sự thông minh còn chống lại bạn vì nó thường đi liền với việc tự đề cao mình và sự tự tin quá mức. Qua thời gian, tôi nhận ra việc tự đề cao mình chính là nhược điểm chết người khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Điều này sẽ xảy ra khi một nhà đầu tư cố gắng thể hiện rằng mình linh hoạt hơn thị trường và dừng việc học hỏi cũng như không chấp nhận những cách thức khác biệt với những thói quen của họ đã có.
Bạn có thể đưa ra ví dụ về một nhà đầu tư đã tuân thủ các quy tắc đưa ra?
Vài tháng trước có một phụ nữ khoảng 40 tuổi đã cảm ơn tôi vì một khoá học về chứng khoán mà bà ta đã tham dự. Bà cho biết đã có sự cải thiện trong hoạt động đầu tư mà bà chưa bao giờ nghĩ tới. Bà đã mua vào những cổ phiếu của The Gap, Intel, Cisco Systems và Microsoft như những gì bà đã học được: Chỉ mua vào những cổ phiếu có chỉ số EPS và Tỷ suất sức mạnh có liên quan của giá ở mức cao, với lợi nhuận thuần lớn và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Có một phụ nữ khác đã gặp tôi trước một cuộc hội thảo và giới thiệu hai cậu con trai của bà ta với tôi. Bà dẫn hai con tới để học hỏi thêm về đầu tư. Sau khi hai cậu trai quay đi, bà ta đã cho tôi biết rằng mình đã kiếm được hơn một triệu đôla chỉ bằng cách tuân thủ các quy tắc mà tôi nhớ ra.
Rồi một người đàn ông khác, đã tham dự hơn 30 cuộc hội thảo miễn phí của Investor's Business Daily về khoảng 11. 12 cuộc hội thảo khác nhau. Ông ta đã có mức tăng trưởng lợi nhuận 150% trong vòng 1 năm và con số nào là 1.000% sau vài năm. Tôi tự hỏi điều gì đã khiến ông ta tham dự hết cuộc hội thảo nào đến hội thảo khác. Ông ta cho tôi biết, điều này sẽ giúp ông luôn tập trung vào vấn đề cốt lõi và không bị ảnh hưởng bởi những thông tin gây “nhiễu” xung quanh.
Một người đàn ông đứng tuổi khác đã phát biểu trong một cuộc hội thảo vài năm về trước, ông cho biết ông đã tham dự một cuộc hội thảo của chúng tôi về công ty Home Depot vào giữa những năm 1980. Vào thời điểm đó, sau khi dự hội thảo, ông ta đã mua vào 1. 000 cổ phiếu của Home Depot. Giờ đây ông ta quay lại để hỏi tôi là sẽ cần phải làm gì với số cổ phiếu này (giờ đây nó đã tăng trưởng gấp 8 lần) . Tôi khuyên ông ta nên tậu một chiếc Cadillac và hưởng thụ nó. Tôi cũng đã gặp một người phụ nữ có khả năng chi trả các khoản tại trường đại học Y cho cậu em trai bằng tiền kiếm được qua cổ phiếu.
Một vài câu chuyện khác nữa
Trong lúc này, tôi đang nhớ về trường hợp trong buổi tập thể hình hè năm 1998, hai cậu trai trẻ nói về việc Yahoo được định giá quá cao. Lúc đó tôi cũng đang nắm giữ một ít cổ phiếu này. Sau khi nghe hết câu chuyện và hiểu rằng thị trường luôn làm số đông thất vọng, tôi nhận ra rằng cổ phiếu của Yahoo còn có thể tiếp tục tăng trưởng. Sau đó, câu chuyện chuyển sang vấn đề cổ phiếu có mức giá 1,50$ mà một trong hai cậu đã mua vào vài ngày trước đó.
Hai lần trong một buổi tập thể hình, tôi được nghe một người đưa ra lời khuyên “nghiêm túc” như sau: “Nếu bạn mua vào một loại cổ phiếu và nó giảm giá, hãy mua thêm vào và mức giá sẽ tăng trở lại”. Tôi hiểu là không phải tất cả các loại cổ phiếu đều tăng trưởng trở lại sau khi sụt giảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét