20 năm trước, dân làng Huaxi là những người nông dân sống trong những ngôi nhà nhỏ hẹp, phải bán sức lao động để kiếm tiền... mua xe đạp. Nhưng ngày nay, họ là những nhà đầu tư có cuộc sống xa hoa như phương Tây, khiến ai cũng phải ghen tị.
Vị trưởng thôn khốn khó
Trưởng thôn Wu hồi những năm 1950.
Nhậm chức trưởng thôn Huaxi năm 1947, cuộc sống của ông Wu Renbao cũng như dân làng hết sức cơ cực.
“Hồi
ấy, nhà chúng tôi đều làm bằng tranh tre, vách đất. Thức ăn thì toàn
trộn trấu và cỏ. Khi trời mưa, nước dột khắp nơi trong nhà. Ở trong nhà
cũng chẳng khác gì ngoài sân. Cuộc sống tối tăm đến mức người dân quanh
đó gọi Huaxi là làng ngủ”, ông Wu, 83 tuổi, nhớ lại.
Ông
còn nhớ như in hình ảnh một ngôi làng im lìm chỉ với 576 dân. Sau 10 năm
chèo lái ngôi làng, tức là đến năm 1957, ngôi làng Huaxi của ông Wu vẫn
chỉ có tài sản khoảng 1.800 tệ (tương đương 240 USD).
“Mọi
người đều tất bật nơi đồng ruộng từ sáng đến tối mà cuộc sống vẫn thiếu
thốn đủ bề. Khi đó, nhà nào có chiếc xe đạp đã là một niềm kiêu hãnh
bởi đó là thứ xa xỉ nhất những người dân làng của chúng tôi có thể sở
hữu”, cựu trưởng thôn 83 tuổi kể lại.
‘Phù phép’
Ông Wu Renbao chia sẻ bí quyết thành công.
Cơ cực, bần hàn, ông Wu quyết tâm đổi mới theo hướng kết hợp các nguyên tắc cộng sản truyền thống với kinh tế thị trường tự do.
Đối
với ông, "ai kiếm sống đường hoàng đều có thể ngủ ngon". Những sinh
hoạt trong làng được tổ chức theo nề nếp: không có cờ bạc, không
karaoke, không đầu cơ vì lợi ích cá nhân. Cán bộ trong làng phải "tuân
thủ cấp trên và phục vụ quần chúng". Chưa hết, mỗi sáng, trước khi bắt
đầu công việc, cư dân trong làng phải tập trung nghe thông tin, quán
triệt đường lối lãnh đạo của đảng và cùng hát bài hát truyền thống của
làng.
Mỗi cuối tuần, hội đồng làng sẽ họp một lần và hàng tháng,
những công nhân nhập cư đều có một buổi họp. Cư dân của làng chỉ được
trả 50% tiền lương, phần còn lại phải sung vào quỹ chung của làng để đầu
tư. Lợi tức từ phần đóng góp này thường nhiều gấp ba lần mức lương của
họ. Đến cuối năm, người dân sẽ được trả lại cả vốn lẫn lãi.
Đặt mục tiêu đem lại hạnh phúc cho tất cả cư dân làng mình, ông cho rằng "hạnh phúc là khi có xe, nhà, tiền bạc, con cái và danh dự".
Đến
năm 2003, ông Wu Renbao nghỉ hưu. Huaxi bầu Wu Xie'en, con trai của cựu
trưởng thôn Wu Renbao làm trưởng thôn mới. Vì vậy, những đường lối của
ông Wu được duy trì.
“Năng lực, chứ không phải là bằng cấp”, đó là khẳng định của anh Wu để có thể lãnh đạo tốt. “Tất
nhiên, nếu có bằng cấp sẽ tốt hơn. Nhưng điều cốt yếu là năng lực giúp
phát triển và mang lợi nhuận đến cho các doanh nghiệp. Nếu không có nó,
tiền của người dân làng sẽ biến mất”, anh Wu Xie'en nhấn mạnh.
Yang
Yongchang, 43 tuổi, tự cho mình là một trong những người may mắn sinh
ra trong một làng lân cận tặng hai nhà máy trị giá 1,25 triệu USD cho
Huaxi vào năm 1997 chỉ để có được “đặc ân” trở thành công dân chính thức
của làng, chia sẻ: “Huaxi có một hệ
thống quản lý rất tốt. Đó là một hệ thống với những điều lệ ngặt nghèo
đối với các quan chức. Không có chuyện tham nhũng ở Huaxi. Các quan chức
địa phương không những giàu có về vật chất mà họ còn giàu có về tinh
thần nữa”.
Nguồn thu chủ yếu của Huaxi là từ hai công ty
luyện kim, một nhà máy thiết bị ôtô, các xưởng dệt và một số hãng thuốc
lá và rượu. Đấy là chưa kể nguồn thu không nhỏ từ du lịch: vé vào thăm
Huaxi đến 9 euro (cao hơn cả vé tham quan Tử Cấm Thành).
'Làng ngủ' biến thành thiên đường
Mọi dân làng Huaxi đều sở hữu xe hơi và nhà lầu
Nhờ những chính sách, đường lối chặt chẽ của ông Wu Renbao cũng
như con trai là Wu Xie'en, Huaxi giờ “thay da đổi thịt” khi được vinh
danh là “làng tỷ phú”.
“Câu
chuyện về đổi thay của Huaxi cứ như chuyện một chiếc đũa thần hô biến
những dân làng vốn là nông dân lam lũ trở thành những nhà đầu tư giàu
có”, một dân làng kế bên ca ngợi.
Sự tăng trưởng của làng
nhanh đến chóng mặt, thậm chí làm lu mờ cả tốc độ tăng trưởng chung của
cả nước (ở mức 9% trong những năm gần đây). Năm 2003, tổng doanh thu của
các doanh nghiệp tại Huaxi đạt 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,2 tỷ USD),
năm 2004 đạt 26 tỷ nhân dân tệ và năm 2008 tăng gấp đôi là 53 tỷ nhân
dân tệ.
Nếu như con số này nghe có vẻ trừu tượng và khó hình
dung, có thể nhìn vào thực tế là 36.000 dân ở đây, mỗi gia đình đều sở
hữu ít nhất một căn biệt thự, hai chiếc xe hơi và 250.000 USD trong ngân
hàng.
Người gọi là nghèo trong làng thì cũng đạt thu nhập tương
đương 6.000 euro mỗi năm, người trung lưu kiếm được trung bình 8.000 và
người giàu thì phải hơn 10.000. Với thu nhập như vậy thì người nghèo ở
làng Huaxi cũng có trong nhà một ôtô và người giàu thì hai đến ba chiếc.
Một công trình ấn tượng Huaxi Village In The Air
Vì vậy, không lạ gì khi du khách, một người có thu nhập 100
euro mỗi tháng ở Trung Quốc phải trố mắt ngạc nhiên trước cánh cửa điện
tử điều khiển đóng mở từ xa tại một garage của một căn hộ tại đây.
Bảo
hiểm y tế cho toàn bộ cư dân trong làng là chuyện... đương nhiên. Trẻ
em trong làng không những được học trường tốt với các lớp song ngữ Hoa -
Anh mà còn được tiếp cận với các danh lam thắng cảnh thu nhỏ như Khải
Hoàn Môn ở Paris, Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington và Thiên An Môn ở Bắc
Kinh.
Theo một báo cáo của địa phương, làng Huaxi có hơn 800 ô
tô cũng như một đội xe chuyên để ngắm cảnh để khách du lịch và cư dân
tùy ý sử dụng. Ngoài ra, Huaxi còn có kế hoạch mua 20 máy bay trong 5
năm tới, đào tạo 100 người làm phi công. Hiện, làng này đang có hai
chiếc trực thăng với hai phi công chuyên trách thử nghiệm các chuyến bay
du lịch.
Trong khi cư dân có thể tận hưởng mọi lợi ích trong khi
sinh sống ở Huaxi thì khi rời bỏ ngôi làng này, họ sẽ mất tất cả. Tuy
nhiên, các dân làng cho rằng, một khi đã sống trong ngôi làng tuyệt nhất
ở Trung Quốc rồi thì không có lý gì họ phải rời bỏ nó.
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét