Năm
2011, câu chia sẻ của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành du lịch là:
Khó khăn! Kết quả này sẽ càng nặng nề hơn với các doanh nghiệp lữ hành
chuyên về out-bound, khi mà chi tiêu ngoại tệ cho du lịch đa phần đều
được khách hàng kiểm soát kỹ hơn. Thế nhưng, ngồi lại cùng Lại Minh Duy
vào những ngày sát Tết Âm lịch 2012, dường như không thấy “nếp nhăn”
trên trán anh. Anh thẳng thắn cho rằng doanh nghiệp mình cũng chịu ảnh
hưởng giống như bao doanh nghiệp khác. Nhưng với TST, mọi thứ đều được
giải quyết, nếu người quản lý thật bình tĩnh, đủ tỉnh táo đễ gỡ từng nút
thắt.
Cho
đến giờ này, tôi vẫn luôn nhớ đến hình ảnh Lại Minh Duy ngồi bình thản
sau hàng ghế cuối chiếc xe du lịch chở đoàn doanh nghiệp đi xúc tiến
thương mại tại Myanmar năm 2010.
-
Từ 1995, tôi bắt đầu hoạt động trong ngành du lịch. Lúc đó tôi cũng làm
tại TST nhưng là một doanh nghiệp nhà nước, vì thời điểm này các công
ty lữ hành quốc tế đều là các doanh nghiệp nhà nước, với các vị trí
chuyên viên, rồi phó giám đốc.
Bất động sản và du lịch
Lúc
đó, nhìn Duy giống như bất cứ một khách du lịch thông thường nào đó chứ
không phải trong vai trò Chủ tịch HĐQT của TST – đơn vị tổ chức chuyến
đi.
Có
thời điểm, người ta thấy Duy lao vào địa ốc, nhưng rồi anh cũng nhanh
chóng trở lại với TST, bởi chỉ nơi đây mới tạo nên tình yêu thật sự của
Duy.
* Anh đã từng nói, tình yêu lớn nhất là dành cho du lịch. Nhưng cũng có thời điểm anh tham gia vào địa ốc một cách nghiêm túc?
-
Từ những năm 1997-1998, kinh tế TP.HCM bắt đầu mở cửa và hội nhập.
Nhiều khách hàng lớn của chúng tôi bắt đầu có mối quan hệ làm ăn, tìm
kiếm thị trường tại nước ngoài, trong đó có Cotec - một công ty có nhiều
đối tác tại nước ngoài.
Do
đó, liên tục có nhiều đoàn khách của Cotec từ nước ngoài vào Việt Nam
và ngược lại, may mắn là chúng tôi được chọn làm đối tác tổ chức những
chuyến đi này.
Chính
nhờ mối quan hệ mật thiết đó, năm 2003, tôi quyết định tham gia thêm
vào bất động sản, và cũng chính Cotec đã giúp cá nhân tôi cùng một số
đối tác khác rất nhiều trong lĩnh vực mới này. Công ty CP Phú Hưng Gia
với dự án đầu tiên là Botanic cũng ra đời từ đó.
Thực
ra, từ khá lâu trước đó tôi cũng đã kinh doanh bất động sản như nghề
tay trái và niềm vui riêng. Tôi vào một cái hẻm nào đó, thấy căn nhà cũ
người ta muốn bán, tôi mua về làm lại theo ý thích của mình rồi bán, tất
nhiên phải có lời. Vậy là như một thói quen, mỗi năm tôi phải xây mới
ít nhất một căn nhà.
* Vậy sao anh không tiếp tục theo bất động sản khi đã có thành công bước đầu?
-
Khi dự án Botanic hoàn tất vào cuối năm 2007, tôi quyết định quay lại
với du lịch. Thời điểm đó, tôi đang là thành viên HĐQT phụ trách kinh
doanh và tiếp thị cho dự án.
Khi
biết tôi có quyết định rời bất động sản để trở về với du lịch, các anh,
chị trong HĐQT cũng có khuyên tôi nên suy nghĩ kỹ, vì lĩnh vực này cũng
khá hấp dẫn, có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn ngành dịch vụ.
Họ
còn khuyên tôi nếu vẫn đam mê du lịch, có thể giữ TST lại và thuê người
về làm tổng giám đốc. Nhưng lúc đó tôi suy nghĩ: TST như một đứa con
tinh thần của mình, nhờ người khác nuôi nấng liệu nó có lớn lên và
trưởng thành như mong muốn của mình hay không?
Hơn
nữa, tôi còn khá bỡ ngỡ với lĩnh vực kinh doanh mà doanh thu có thể lên
đến 1 - 2 ngàn tỷ đồng. Vậy nên tôi quyết định trở về với du lịch, như
chọn cho mình một sự bình yên.
*
TST vừa kỷ niệm “10 năm thương hiệu cổ phần”, nhưng thực chất đã hoạt
động hơn 15 năm trong ngành du lịch. Hai mốc thời gian này gắn bó với
anh thế nào?
Đến
năm 1998 tôi được bổ nhiệm làm giám đốc phụ trách mảng lữ hành. Cuối
năm 2001, đầu năm 2002 thì các công ty cổ phần, TNHH được chính thức xin
giấy phép lữ hành quốc tế. Cũng tại thời điểm này, Công ty TST được sáp
nhập với các công ty thành viên khác và không sử dụng thương hiệu TST
nữa.
Đây
cũng là lúc tôi cảm thấy rất tiếc cho TST, nơi mình đã gắn bó từ những
ngày đầu khởi nghiệp. Và tôi xin Ban lãnh đạo cho phép tôi ra đi cùng
với việc được gìn giữ và phát triển tiếp thương hiệu TST. Công ty CP
Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST cũng ra đời từ tháng 1/2002.
* Sự chuyển đổi này xem ra quá nhẹ nhàng?
-
Có thể nói, tôi rất thoải mái khi bước vào kinh doanh du lịch hay bất
động sản. Khi chuyển đổi sang cổ phần cũng vậy, áp lực lớn nhất của tôi
không phải là tháng này, năm này kiếm được bao nhiêu tiền.
Tới giờ phút này, tôi có thể khẳng định mình đã làm đúng như tính toán ban đầu.
Tôi
đã dự đoán trong 10 năm, TST tồn tại và phát triển như thế nào. Ngay
như hiện tại, xu hướng chung trong ngành du lịch là nghĩ đến chuyện cạnh
tranh, làm sao có giá tốt để thu hút khách.
Tôi
thì nghĩ khác, tôi muốn sản phẩm của mình vừa đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng, vừa có những nét mới lạ, làm sao để các thương hiệu của
du lịch Việt Nam được biết đến nhiều hơn ở bên ngoài.
Khi
nhắc đến mình, họ nghĩ ngay đến tính ổn định về chất lượng dịch vụ và
chủ động đặt mua sản phẩm của mình, chứ không cần phải chạy đi dọ giá
hết chỗ này đến chỗ khác.
Hiện tại, biên độ dao động giá của thị trường còn khá cao, khoảng trên dưới 10%.
Tôi
muốn khoảng cách đó thu hẹp lại để có một mặt bằng chung, lúc đó các
thương hiệu du lịch Việt Nam không phải cạnh tranh trong nước nữa, mà
góp sức để tạo nên sức mạnh cho du lịch Việt Nam.
Khi
đó, các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài khu vực sẽ hiểu được phải
xây dựng những sản phẩm du lịch hoàn hảo như thế nào để phục vụ du khách
Việt, và ngược lại họ sẽ cùng chúng ta bán những sản phẩm lữ hành đặc
sắc mà Việt Nam không thiếu.
Điều đáng mừng là hiện có một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm điều này.
*
Đó là câu chuyện dài hơi mà anh quyết tâm theo đuổi. Còn trở lại chuyện
trước mắt, năm 2012 được dự báo sẽ rất khó khăn. Anh đã lường trước và
có những điều chỉnh nào?
-
Đây là thời điểm khó khăn, vì vậy mình càng phải tìm kiếm cơ hội. Không
một nhà đầu tư nào trong thời điểm khó khăn lại đóng cửa và chỉ mở ra
làm ăn tiếp khi đã qua khó khăn. Chúng tôi đã triển khai chính sách tiết
kiệm cho khách hàng với tất cả sản phẩm trong nước và ngoài nước.
Ví
dụ, có một số tour gần trước đây chúng tôi mở ra tất cả các ngày trong
tháng, nhưng nay sẽ chọn những ngày nào vé hàng không có giá rẻ, dịch vụ
đạt yêu cầu thì một ngày có thể khởi hành nhiều chuyến.
Còn
đối với các quốc gia mà dân địa phương có thói quen chuẩn bị kỳ nghỉ
cho họ trước đó từ ba tháng trở lên như Châu Âu, Úc, Mỹ… thì chúng tôi
cũng sẽ lên kế hoạch thật sớm để đặt giữ chỗ các dịch vụ cần thiết trước
nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như tiết kiệm được khá nhiều chi
phí cho khách hàng của mình.
Điều
này luôn giúp chúng tôi có doanh thu khá ổn định ở các thị trường xa
trong những năm qua, đặc biệt là mùa cao điểm, mặc dù hai năm trở lại
đây cũng khá khó khăn. Đối với khách hàng MICE, chúng tôi tư vấn rất kỹ
và cũng mong muốn áp dụng chính sách này.
Tuy
nhiên, có một số khách hàng Việt Nam vẫn chưa có thói quen chuẩn bị các
chuyến đi thật sớm nên thỉnh thoảng cả chúng tôi lẫn khách hàng đều mất
khá nhiều chi phí cho các dịch vụ phát sinh vào giờ cuối.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét