Dưới
sự tài trợ của chương trình Asia Switch của Liên minh Châu Âu, dự án
SPIN (Sustainable Product Innovation - Đổi mới sản phẩm bền vững) đã
được thực hiện tại ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia từ 1/4/2010 và sẽ
kéo dài đến hết tháng 3/2014. Ông Nguyễn Hồng Long, Điều phối viên khu
vực Dự án SPIN, khẳng định tác động của dự án đến việc phát triển sản
phẩm bền vững tại Việt Nam là rất quan trọng.
* Dự án SPIN thoạt nghe có vẻ giống nhiều dự án liên quan
đến môi trường, phát triển bền vững đang thực hiện tại Việt Nam. Vây,
xin ông cho biết những điểm khác biệt của SPIN?- Mục
tiêu cụ thể của dự án là nâng cao năng lực đổi mới sản phẩm, sản xuất
các sản phẩm bền vững đồng thời làm giảm tác động tiêu cực về môi trường
và nâng cao tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN).
Để thực hiện những mục tiêu này, chúng tôi đã đề ra rất nhiều hoạt động như: thành lập Văn phòng Xanh hỗ trợ các dự án tại ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, triển khai dự án đến 500DN với mục tiêu giới thiệu 1.000 sản phẩm bền vững, xây dựng thương hiệu và marketing, hỗ trợ quảng bá sản phẩm cho các DN vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung tổ chức nghiên cứu, hội thảo, các khóa học, đào tạo chuyên gia.
* Ông có thể giải thích rõ hơn về định nghĩa “sản phẩm bền vững” và vai trò của dự án đối với sự phát triển kinh tế bền vững tại ba quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia?
- Sản phẩm bền vững là sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất theo công nghệ an toàn hơn với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Hiện nay, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm quốc nội ở Việt Nam, Lào và Campuchia còn hạn chế vì nền sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ và xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó rất dễ bị biến động khi có sự thay đổi của thị trường thế giới.
Dự án sẽ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, công nghệ đồng thời đảm bảo sức khỏe, tiêu chuẩn an toàn và cho người lao động, phát triển “nền kinh tế xanh”, giảm thiểu tổn hại đến tài nguyên môi trường tại ba quốc gia.
* SPIN sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trên những khía cạnh nào, thưa ông?
Cho đến nay, chỉ riêng tại Việt Nam đã có khoảng 60 DN tham gia dự án. Chúng tôi có 3 nhóm hoạt động chính hỗ trợ DN là xây dựng chiến lược sản phẩm, hỗ trợ DN nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sản phẩm (thiết kế sản phẩm và quy trình).
Chúng tôi muốn trao cho DN “cần câu” để tồn tại và phát triển lâu dài. Dù dự án tại mỗi DN chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ 3 - 6 tháng nhưng sau đó, Văn phòng Xanh vẫn tiếp tục hỗ trợ DN phát triển sản phẩm.
Có 5 ngành công nghiệp chính sẽ được ưu tiên nhận hỗ trợ từ SPIN là: dệt may, da giày, đồ trang trí nội ngoại thất, thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm.
Sở dĩ chúng tôi chọn 5 ngành này là vì qua các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đây là 5 ngành cần phải đổi mới và có tiềm năng phát triển sản phẩm bền vững cao nhất. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẵn sang hỗ trợ các DN khác ngành có cùng mục tiêu.
* Được biết vào ngay 25/8 sắp tới, SPIN sẽ tổ chức hội thảo “ Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh - Đổi mới công nghệ và sản phẩm bền vững” tại TP.HCM. SPIN kỳ vọng gì vào hội thảo này?
Trong hơn một năm qua, dự án SPIN chỉ mới triển khai tập trung cho các DN nhỏ và vừa ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình... Tôi hy vọng qua lần hội thảo này sẽ giới thiệu chính thức với các DN phía Nam mà đặc biệt là khu vực TP.HCM về lợi ích của dự án và sẽ sớm phát triển được dự án mới tại đây.
Ngoài dự án SPIN, chúng tôi còn giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh (GCTF- Green Credit Trust Fund). Mục đích của quỹ này là thông qua hỗ trợ tài chính thúc để đẩy các dự án đầu tư trung và dài hạn để đổi mới thiết bị và công nghệ theo hướng thân thiện hơn với môi trường.
* Xin cảm ơn ông!
Để thực hiện những mục tiêu này, chúng tôi đã đề ra rất nhiều hoạt động như: thành lập Văn phòng Xanh hỗ trợ các dự án tại ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, triển khai dự án đến 500DN với mục tiêu giới thiệu 1.000 sản phẩm bền vững, xây dựng thương hiệu và marketing, hỗ trợ quảng bá sản phẩm cho các DN vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung tổ chức nghiên cứu, hội thảo, các khóa học, đào tạo chuyên gia.
* Ông có thể giải thích rõ hơn về định nghĩa “sản phẩm bền vững” và vai trò của dự án đối với sự phát triển kinh tế bền vững tại ba quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia?
- Sản phẩm bền vững là sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất theo công nghệ an toàn hơn với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Hiện nay, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm quốc nội ở Việt Nam, Lào và Campuchia còn hạn chế vì nền sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ và xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó rất dễ bị biến động khi có sự thay đổi của thị trường thế giới.
Dự án sẽ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, công nghệ đồng thời đảm bảo sức khỏe, tiêu chuẩn an toàn và cho người lao động, phát triển “nền kinh tế xanh”, giảm thiểu tổn hại đến tài nguyên môi trường tại ba quốc gia.
* SPIN sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trên những khía cạnh nào, thưa ông?
Cho đến nay, chỉ riêng tại Việt Nam đã có khoảng 60 DN tham gia dự án. Chúng tôi có 3 nhóm hoạt động chính hỗ trợ DN là xây dựng chiến lược sản phẩm, hỗ trợ DN nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sản phẩm (thiết kế sản phẩm và quy trình).
Chúng tôi muốn trao cho DN “cần câu” để tồn tại và phát triển lâu dài. Dù dự án tại mỗi DN chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ 3 - 6 tháng nhưng sau đó, Văn phòng Xanh vẫn tiếp tục hỗ trợ DN phát triển sản phẩm.
Có 5 ngành công nghiệp chính sẽ được ưu tiên nhận hỗ trợ từ SPIN là: dệt may, da giày, đồ trang trí nội ngoại thất, thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm.
Sở dĩ chúng tôi chọn 5 ngành này là vì qua các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đây là 5 ngành cần phải đổi mới và có tiềm năng phát triển sản phẩm bền vững cao nhất. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẵn sang hỗ trợ các DN khác ngành có cùng mục tiêu.
* Được biết vào ngay 25/8 sắp tới, SPIN sẽ tổ chức hội thảo “ Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh - Đổi mới công nghệ và sản phẩm bền vững” tại TP.HCM. SPIN kỳ vọng gì vào hội thảo này?
Trong hơn một năm qua, dự án SPIN chỉ mới triển khai tập trung cho các DN nhỏ và vừa ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình... Tôi hy vọng qua lần hội thảo này sẽ giới thiệu chính thức với các DN phía Nam mà đặc biệt là khu vực TP.HCM về lợi ích của dự án và sẽ sớm phát triển được dự án mới tại đây.
Ngoài dự án SPIN, chúng tôi còn giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh (GCTF- Green Credit Trust Fund). Mục đích của quỹ này là thông qua hỗ trợ tài chính thúc để đẩy các dự án đầu tư trung và dài hạn để đổi mới thiết bị và công nghệ theo hướng thân thiện hơn với môi trường.
* Xin cảm ơn ông!
Theo: cafef
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét