Trang

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Cao Tiến Vị - Giấy Sài Gòn


Có một người đàn ông vốn không có ý định đầu tư vào ngành giấy nhưng lại khiến mọi người sửng sốt khi chính anh là tác giả của thương hiệu giấy hàng đầu VN – Sài Gòn paper. 42 tuổi, Cao Tiến Vị đang nung nấu khát vọng đưa thương hiệu Giấy Sài Gòn vươn ra biển lớn.
Với anh, kinh doanh là một hành trình vượt dốc liên tục. Để chiến thắng, điều quan trọng nhất là vượt lên giới hạn của chính mình và luôn nhìn về phía trước để chinh phục những thử thách mới.

10 năm trước, khi bắt đầu khởi nghiệp: ban đầu Giấy Sài Gòn chỉ là một cơ sở sản xuất giấy với 1 máy xeo giấy và 20 công nhân. Thị trường giấy lúc ấy thực sự là một vùng trời mênh mông nhưng lập nghiệp bao giờ cũng nhiều khó khăn. Cũng may, trời không phụ sự cần cù, chịu thương chịu khó, chịu học và “chịu” đầu tư nên qua mỗi năm tốc độ phát triển của Giấy Sài Gòn tăng nhanh chóng, từ 100%/năm lên đến 200% rồi 300%/năm. Cho đến nay, Giấy Sài Gòn đã trở thành Cty có tốc độ phát triển nhanh nhất VN với tổng vốn đầu tư lến đến 500 tỷ đồng. Đồng thời cũng là Cty đầu tiên xuất khẩu khối lượng lớn giấy công nghiệp ra thị trường nước ngoài.
Một sản phẩm muốn được người tiêu dùng chấp nhận trước hết phải là một sản phẩm chất lượng tốt. Giấy Sài Gòn không phải ngoại lệ. Giấy Sài Gòn xây dựng được một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả bậc nhất trong ngành giấy và có hơn 100 nhà phân phối truyền thống.
Với tâm niệm sống bằng sự chân tình, hài hoà, làm sao để mọi người đều thắng đã giúp anh có nhiều bạn bè, đối tác tin cậy và những đồng nghiệp gắn bó bền chặt với mình. Điều này góp phần mang lại thành công cho anh.
Cao Tiến Vị - khái niệm văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp có sự giao thoa và quan hệ phụ thuộc với văn hoá gia đình, văn hoá xã hội, văn hoá công sở... Không thể có văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp tốt khi văn hoá của gia đình, xã hội chưa tốt. Và nếu như anh tự mãn, anh có thể dừng lại mà không cần lao tâm khổ tứ nữa. Nhưng với một doanh nhân khi đã đạt được một số thành công nhất định thì của cải vật chất chỉ là phương tiện, công cụ để phát triển kinh doanh tốt hơn. Trong điều kiện xã hội hiện nay, chuyện cơm áo gạo tiền không còn quá khó khăn với mọi người nữa. Điều quan trọng hơn cả là mình được theo đuổi con đường đã chọn và cống hiến cho xã hội bằng một niềm đam mê, bằng khát vọng khẳng định bản thân. Càng thành công thì áp lực, trách nhiệm càng nặng nề. Vì thế, lúc nào cũng phải phấn đấu vươn lên, vượt qua cái bóng của chính mình để tiếp tục chinh phục những mục tiêu khác. Với anh, mỗi bước đột phá là một lần khởi nghiệp lại để vươn lên một tầm cao mới.

Điều gì khiến anh trăn trở nhất trong xã hội hiện nay là tính liên kết, sự cởi mở giữa nền kinh tế các vùng miền, các địa phương và giữa các DN của chúng ta còn rất yếu. Chẳng hạn, từ trong Nam ra Bắc làm ăn hay ngược lại đã cảm thấy rất khó khăn, trở ngại. Nhìn sang các nuớc khác, doanh nhân của họ có thể đi khắp xứ sở, bắt tay với cả trời Đông lẫn phương Tây, liên kết tạo nên những tập đoàn lớn mạnh... Sự giao thương rộng rãi ấy giúp xã hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự riêng lẻ, cục bộ trong làm ăn của các DN nước mình là hệ quả tất yếu từ nền kinh tế nông nghiệp và chiến tranh kéo dài, sau đó là thời kì bao cấp. Vì thế, thay vì trách móc, chúng ta cần hiểu và khắc phục điều này càng sớm càng có lợi cho kinh tế đất nước. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và có nhiều biến động như hiện nay, tôi nghĩ rằng chưa thể tiên liệu được các DN VN nói chung và ngành giấy nói riêng sẽ phát triển như thế nào. Vì thế, việc bắt tay liên kết với các DN trong và ngoài nước là điều phải tính tới trong chiến lược phát triển của các DN VN hiện nay.

Hơn 20 năm trải nghiệm thác ghềnh, được và mất của đời doanh nhân đối với anh chuyện vui chỉ có 2 còn chuyện bực mình tới 8. Để có 2 niềm vui thì phải trải qua 8 việc không thoải mái. Nhưng đứng trước trách nhiệm với đời sống của hơn 1.300 công nhân và hơn 100 nhà phân phối cùng gia đình họ, đứng trước trách nhiệm giữ gìn và phát huy thương hiệu của DN thì nhiều khi sự cân đo giữa được và mất lại trở nên vô nghĩa.
Công việc mang lại cho anh nhiều niềm vui dù bên cạnh còn rất nhiều những trăn trở, suy nghĩ mà anh phải tự mình vượt qua.

Nguồn: doanhnhancuoituan.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét