Đã có không ít chủ doanh
nghiệp đề cập tới nỗi sợ hãi trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Đây là
một trở ngại hoàn toàn thực tế và nếu bạn không biết cách để vượt qua
trở ngại đó, nó sẽ tác động không nhỏ đến những thành công của bạn
trong tương lai.
Dưới đây là 5 phương pháp khá hiệu quả có thể hỗ trợ bạn trong việc vượt qua hoặc chung sống hòa bình với nỗi sợ hãi đó.
1. Tự trả lời câu hỏi "Cái gì sẽ sảy ra nếu". Ở
đây sẽ xuất hiện hai lựa chọn: Nếu tôi làm và nếu tôi không làm. Bạn
hãy giành thời gian để trả lời hết tất cả những câu hỏi phát sinh từ
hai lựa chọn này, sau đó viết ra giấy những suy nghĩ của bạn sau khi đã
giải quyết xong các câu hỏi. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những
được thể hiện ra trên giấy.
2. Đừng lưu giữ những khúc mắc trong lòng. Bạn
cần phải tuyệt đối tránh tình trạng suy nghĩ mông lung, không có chủ
đích. Hãy phá vỡ "mớ bòng bong" của mình bằng cách trao đổi với một
người có nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết. Duy trì và phát triển các
suy nghĩ tích cực, xây dựng nhiều mối quan hệ, Tự thỏa mãn bản thân
bằng trí tò mò. Hãy đặt câu hỏi và trao đổi với những người khác về lựa
chọn của mình và của họ. Kết quả sẽ mang lại nhiều nguồn sinh lực mới
cho bạn khi khởi đầu một công việc có khá nhiều thử thách.
3. Hiểu rõ về bản thân và tôn trọng bản chất của mình. Phần
lớn các chủ doanh nghiệp là những người có cá tính lạc quan. Điều này
có thể sẽ dẫn tới những sai lầm ở một mặt nào đó, tuy nhiên nó cũng lại
là một tố chất cần thiết đối với một người muốn khởi nghiệp kinh
doanh. Họ thường mường tượng về sự thành công và có xu hướng tự tin
thái quá với những ý tưởng to tát của họ. Vậy còn bạn thì sao? Bạn
thường xuyên bị chi phối bởi những suy nghĩ về sự thất bại hay chắc
chắn với những thành công hay không?Nếu câu trả lời là "sự thất bại",
điều này sẽ cho thấy bạn còn quá nhiều nhiều bất đồng giữa ý tưởng và
sự thực mà bạn muốn thực hiện. Lời khuyên cơ bản cho tình huống này là
bạn nên xem lại phương pháp 1: Đặt và trả lời câu nỏi “"Cái gì sẽ sảy
ra nếu".
4. Khó khăn là điều không tránh khỏi, vì thế không nên lảng tránh chúng. Bạn
nên hoạch định cách ứng phó với những khó khăn đó. Nếu bạn không có
hứng thú với cách này, hãy chuẩn bị tư tưởng làm việc với cường độ 24/7
hoặc chí ít là 12/6, khi đó nỗi sợ hãi lúc khởi đầu sẽ có thể trở
thành bạn của bạn. Giai đoạn khởi đầu kinh doanh đòi hỏi ở bạn khá
nhiều kỹ năng và có thể vượt xa những gì mà bạn suy tính trước. Nếu bạn
không có nhiệt huyết và lòng tin, bạn sẽ không có đủ năng lực để vượt
qua được tầm ảnh hưởng của nỗi sợ hãi.
5. Xác định chính xác ưu và nhược điểm của bản thân. Trong
ý tưởng xây dựng một doanh nghiệp riêng, liệu bạn có đủ năng lực để
xác định và xóa bỏ nhược điểm của bản thân hay không? Liệu bạn có đủ
khả năng thuyết phục người khác và xây dựng được mạng lưới hỗ trợ hay
không? Xung quanh bạn là nhiều kỹ năng còn thiếu hụt và nỗi sợ hãi
không dễ vượt qua. Cần nhớ rằng, là một chủ doanh nghiệp không có nghĩa
là bạn cần phải có mọi thứ. Tuy nhiên, bạn cần phải nỗ lực hết sức
trong việc dự tính trước mọi việc, có đủ nguồn lực, tìm kiếm các sự hỗ
trợ để bạn có thể phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét