Sinh
ra là trẻ mồ côi năm 1955, Steve Jobs được một cặp vợ chồng không mấy
khá giả tại California nhận về làm con nuôi. Đến tuổi đi học đại học,
ông vào trường Reed College nhưng sau đó đành bỏ ngang ...
Sinh ra là trẻ mồ côi năm 1955, Steve Jobs được một cặp vợ chồng không
mấy khá giả tại California nhận về làm con nuôi. Đến tuổi đi học đại
học, ông vào trường Reed College nhưng sau đó đành bỏ ngang vì không đủ
tiền đóng học phí. Mặc dù vậy, ông vẫn quyết tâm theo đuổi học hành
bằng cách tham gia các lớp dự thính. Đến năm 1976, thương hiệu Apple đã
ra đời trong garage xe của gia đình Steve Jobs.
Trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có lần bị sa thải khỏi công ty do
chính mình thành lập. Cuối cùng Steve Jobs cũng được cả thế giới thừa
nhận khi ông biến Apple thành người tiên phong với những sản phẩm công
nghệ đột phá như iPod, iPhone, iPad.
Sáu bí quyết thành công của Steve Jobs:
Bí quyết thành công của Steve Jobs:
1. Làm điều bạn yêu thích
Theo Steve: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều
bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất để đạt đến thành công
tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”
Hoàn toàn đúng! Làm một công việc bạn không thích thì cũng giống như
nồi tròn mà úp vung méo. Mỗi ngày bạn đều cố gắng hết sức mình để làm
việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công mà bạn cảm thấy
mình đáng được nhận. Mỗi ngày làm việc là một trận chiến – hoặc ít nhất
cũng là một chướng ngại cần vượt qua – bởi vì bạn chỉ cố gắng làm việc
cho hết ngày để tối được về nhà, chứ không vui thú gì với công việc.
Khi bạn chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những
dự án hoặc tác vụ không thú vị, bạn làm công việc khó khăn hơn cho
chính mình. Khi bạn có sự đam mê, và bạn yêu thích những gì bạn làm,
bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi
người. Bối cảnh nào bạn nghĩ sẽ mang đến thành công một cách nhanh chóng
và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng!
Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, bạn
phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và
sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó. Việc này nghe có vẻ đơn giản,
nhưng không phải lúc nào cũng dễ làm. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tự
tiến hành tìm kiếm và khám phá đam mê thật sự của mình là gì (không phải
cái bạn nghĩ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và xã hội trông đợi ở bạn).
Việc ba mẹ của bạn muốn bạn trở thành một luật sư hay kế toán viên
hàng đầu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tìm thấy thành công và niềm
đam mê trong công việc đó.
2. Tầm nhìn xa
Theo Steve, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy
bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức
tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai.”
Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến của bạn trên con đường
công danh sự nghiệp. Đây là một bệnh dịch ác hiểm, có thể “đè bẹp” nhiều
người trên hành trình đến thành công. Vì thế, bạn phải luôn giữ được
sự tập trung. Sự quá tải vì công việc “lẳng lặng” đến khi chúng ta quên
mất mục tiêu chính của mình và để nhiều việc khác tràn ngập trí não
của chúng ta. Một khoảnh khắc bạn tập trung vào một việc tối quan
trọng, có thể giúp bạn nhanh chóng đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở
phút kế tiếp, bạn lại mãi nghỉ về cả trăm việc khác bạn cần làm, và thế
là sự quá tải đến !
3. Hãy nêu cao tinh thần doanh nhân
Steve nói “Hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần
được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào
thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi
bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của
bạn.”
Không ít lần tôi tình cờ gặp những người thông minh và khôn ngoan đến
tuyệt vời. Họ có những ý tưởng rất hay hoặc khả năng kinh doanh, nhưng
họ không sẵn sàng để thực hiện “cú nhảy” mà Steve đề cập. Vấn đề ở đây
là họ biết họ muốn cái gì, nhưng lại chưa tìm ra cách để có được chúng.
Vì thế, họ dừng lại và không tiến thêm nữa.
Mặc dù có một kế hoạch hay chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng là rất
quan trọng, không nên để việc quá chú trọng vào “LÀM CÁCH NÀO đạt những
mục tiêu” khiến công việc của bạn bị đình trệ. Đôi lúc bạn không thể
nào biết được tất cả các câu trả lời. Không sao cả, cứ tiếp tục công
việc, từng bước một. Cuối cùng, tất cả những chi tiết bạn cần biết sẽ
lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, bạn sẽ chẳng tiến được đến đâu.
Ca sĩ/tay guitar nổi tiếng Jim Rowland đã từng nói “Sự kỷ luật chỉ nặng
một ounce còn sự hối tiếc nặng đến một tấn” (1 tấn = 32 000 ounce).
Hãy duy trì tính kỷ luật và lòng dũng cảm để tiến về phía trước theo
từng bước nhỏ, và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về những tiến bộ
bạn đã đạt được.
4. Hãy tạo sự khác biệt
Theo Steve “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng
thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”
Tôi thích câu này của Steve vì cả từ “hải quân” và “cướp biển” đều gợi
nhớ cho tôi nhiều điều! Tôi đã làm việc 14 năm trong môi trường công ty
(chưa kể một khoảng thời gian ở trong quân dự bị) nhưng tôi đã vứt bỏ
những điều đó để thành lập công ty Outshine Consulting and The Success
Rules. Hiện tại không có sự lựa chọn nào tốt hơn cái nào, nhưng tôi
nghĩ điểm mấu chốt cần suy nghĩ ở đây là bạn muốn nắm giữ vị trí gì
trong cuộc sống.
Nếu chúng ta sống trong một thế giới liên tục thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi thứ đều hỗn loạn.
Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều
tối quan trọng là bạn phải liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng (status
quo), tìm kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc
làm theo những gì có sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn
là những cái hiện đại và mới mẻ.
Bạn muốn có sự thách thức và thay đổi, hay bạn thích sự ổn định? Hãy
thành thật với chính bản thân bởi vì không phải ai cũng có thể làm lính
hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!
5. Nỗ lực hết mình
Theo Steve “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công”
Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công,
hoặc chờ đợi thành công đến với mình, bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Thành
thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật sự khát khao
thành công.
Bạn cần tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi một thành công bạn
có – dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp tạo ra nhiều và nhiều thành công về sau.
Khi động lượng tăng lên thì mức độ thành công của bạn cũng tăng theo.
Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và động lực làm
việc. Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó chính là hiệu ứng quả cầu tuyết
(Khi một quả cầu tuyết lăn xuống dốc, nó tích lũy thêm nhiều tuyết bám
trên bề mặt nên ngày một lớn hơn) Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lòng khao
khát để đạt được mục tiêu và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó.
6. Không ngừng học hỏi
Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý
kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn
làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen
ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”
Nếu năng lực của bạn không gia tăng, bạn sẽ chết dần. Đây có thể là một
câu khó nuốt, nhưng đó là sự thật. Nếu không phát triển, học hỏi và
trưởng thành, bạn sẽ trở nên ốm yếu và chết dần. Bạn muốn mình rơi vào
trường hợp nào?
Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng. Ông không đạt được thành công
như ngày hôm nay bằng cách nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn có.
Ông liên tục sáng tạo và đổi mới. Điều này chỉ có thể đạt được từ việc
không ngừng học hỏi.
Thông qua việc xây dựng một mạng lưới quan hệ xã hội hữu hiệu, bạn có
thể học được nhiều điều từ những người thông thái. Họ có thể thách đố
tư duy của bạn và giúp bạn phát triển ý tưởng và chiến lược mới để đạt
được thành công. Học tập cũng giống như tiêu tiền. Bạn có thể mở mang
kiến thức mỗi ngày bằng cách nhận thức ưu điểm của những người xung
quanh bạn, hoặc đọc sách thay vì ngồi trước màn hình. Sự lựa chọn là của
bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét