Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tìm hiểu chu kỳ sống của một doanh nghiệp để khởi nghiệp


Theo Robert W.Price, quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục mà trong đó các doanh nhân phải giải quyết những vấn đề có tính sống còn sau đây.
Theo Robert W.Price một nhà nghiên cứu cấp cao của viện doanh nghiệp thế giới (Global Entrepreneurship Institute), quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục mà trong đó các doanh nhân phải giải quyết những vấn đề có tính sống còn sau đây.
- Sứ mệnh và những giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi: Doanh nghiệp sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh nào?
- Các mục tiêu và mục đích: Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?
- Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp sẽ đi đến các mục tiêu đã định bằng con đường nào?
- Con người và các nguồn lực khác: Những yếu tố cần thiết nào để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu?
- Cơ cấu tổ chức nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp?
- Chiến lược về tài chính: Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và cần khi nào?
- Quan niệm về sự thành công: Đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp?
Những vấn đề và các hoạt động nói trên tạo nên vòng đời hay chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Chu kỳ này được lặp lại ở tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.
Làm doanh nghiệp là một quá trình giải quyết vấn đề liên tục, đòi hỏi doanh nhân – nhà quản lý doanh nghiệp phải có những phương pháp nhất định. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều phải trải qua chu kỳ sống gồm bảy giai đoạn được nêu ra dưới đây.
1. Nhận diện cơ hội kinh doanh
Đây là thời kỳ thai nghén của một doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh nhân phải làm một số phân tích “tiền khởi nghiệp“ mà thời gian có thể là một tháng nhưng cũng có thể là mười năm. Công việc quan trọng nhất trong giai đoạn tiền khởi nghiệp là nghiên cứu và tìm hiểu các mặt, các góc độ khác nhau của một cơ hội và xác định xem cơ hội đó có hấp dẫn hay không.
2. Làm rõ cơ hội
Đến đây, doanh nhân cần phải sáng suốt để xác định có nên dấn thân vào một cơ hội hay không. Những ý tưởng chưa chín chắn, còn nhiều lỗ hổng sẽ được thể hiện ra trong giai đoạn này. Thực tế cho thấy, cùng một cơ hội kinh doanh nhưng các doanh nhân khác nhau có thể nhìn nhận một cách khác nhau và phát triển cơ hội đó theo những hướng khác nhau.
3. Huy động các nguồn lực
Giai đoạn này thường được bắt đầu bằng việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh. Có một khoảng cách rất lớn với việc xác định một cơ hội và việc nghiên cứu lại cơ hội đó để phát triển một kế hoạch kinh doanh. Hãy huy động hết các nguồn lực khác, xây dựng một tổ chức để bắt đầu công việc kinh doanh, sau đó theo dõi và xác định xem cần phải tập trung vào những điều gì.
4. Thâm nhập thị trừơng
Khi đã xây dựng được một mô hình doanh nghiệp đơn giản, huy động hết các nguồn lực cần thiết theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra và đã bán được những lô hàng đầu tiên trên con đường khởi nghiệp.
5. Tăng trưởng
Tới lúc này, doanh nhân cần phải xem xét các hướng phát triển khác nhau: tăng trưởng nhanh hay duy trì quy mô nhỏ trên cơ sở vốn tự có. Đôi khi, doanh nhân có thể quyết định vẫn duy trì mô hình kinh doanh nhỏ và không bước qua được giai đoạn tăng trưởng mạnh.
6. Mở rộng
Khi doanh nghiệp đã trở thành đối thủ mạnh trên thương trường, việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp bằng các phương pháp quản lý chuyên nghiệp là một xu hướng tất yếu. Đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp thông qua việc mở rộng hoạt động ra toàn cầu,mua bán hay sáp nhập công ty.
7. Rút khỏi thị trường
Ở đây không có nghĩa là doanh nghiệp bị phá sản nên phải giải thể mà được hiểu là doanh nhân muốn thu về những thành quả đã đạt được qua các giai đoạn hình thành và phát triển và muốn rút khỏi thị trường (đã đạt được thành công như mong muốn). Doanh nhân có thể làm điều này bằng cách bán cổ phiếu của công ty cho công chúng hay cho một công ty lớn hơn.

Tìm hiểu chu kỳ sống của một doanh nghiệp để khởi nghiệp


Theo Robert W.Price một nhà nghiên cứu cấp cao của viện doanh nghiệp thế giới (Global Entrepreneurship Institute), quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục mà trong đó các doanh nhân phải giải quyết những vấn đề có tính sống còn sau đây.

- Sứ mệnh và những giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi: Doanh nghiệp sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh nào?
- Các mục tiêu và mục đích: Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?
- Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp sẽ đi đến các mục tiêu đã định bằng con đường nào?
- Con người và các nguồn lực khác: Những yếu tố cần thiết nào để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu?
- Cơ cấu tổ chức nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp?
- Chiến lược về tài chính: Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và cần khi nào?
- Quan niệm về sự thành công: Đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp?
Những vấn đề và các hoạt động nói trên tạo nên vòng đời hay chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Chu kỳ này được lặp lại ở tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.
Làm doanh nghiệp là một quá trình giải quyết vấn đề liên tục, đòi hỏi doanh nhân – nhà quản lý doanh nghiệp phải có những phương pháp nhất định. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều phải trải qua chu kỳ sống gồm bảy giai đoạn được nêu ra dưới đây.
1. Nhận diện cơ hội kinh doanh
Đây là thời kỳ thai nghén của một doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh nhân phải làm một số phân tích “tiền khởi nghiệp“ mà thời gian có thể là một tháng nhưng cũng có thể là mười năm. Công việc quan trọng nhất trong giai đoạn tiền khởi nghiệp là nghiên cứu và tìm hiểu các mặt, các góc độ khác nhau của một cơ hội và xác định xem cơ hội đó có hấp dẫn hay không.
2. Làm rõ cơ hội
Đến đây, doanh nhân cần phải sáng suốt để xác định có nên dấn thân vào một cơ hội hay không. Những ý tưởng chưa chín chắn, còn nhiều lỗ hổng sẽ được thể hiện ra trong giai đoạn này. Thực tế cho thấy, cùng một cơ hội kinh doanh nhưng các doanh nhân khác nhau có thể nhìn nhận một cách khác nhau và phát triển cơ hội đó theo những hướng khác nhau.
3. Huy động các nguồn lực
Giai đoạn này thường được bắt đầu bằng việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh. Có một khoảng cách rất lớn với việc xác định một cơ hội và việc nghiên cứu lại cơ hội đó để phát triển một kế hoạch kinh doanh. Hãy huy động hết các nguồn lực khác, xây dựng một tổ chức để bắt đầu công việc kinh doanh, sau đó theo dõi và xác định xem cần phải tập trung vào những điều gì.
4. Thâm nhập thị trừơng
Khi đã xây dựng được một mô hình doanh nghiệp đơn giản, huy động hết các nguồn lực cần thiết theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra và đã bán được những lô hàng đầu tiên trên con đường khởi nghiệp.
5. Tăng trưởng
Tới lúc này, doanh nhân cần phải xem xét các hướng phát triển khác nhau: tăng trưởng nhanh hay duy trì quy mô nhỏ trên cơ sở vốn tự có. Đôi khi, doanh nhân có thể quyết định vẫn duy trì mô hình kinh doanh nhỏ và không bước qua được giai đoạn tăng trưởng mạnh.
6. Mở rộng
Khi doanh nghiệp đã trở thành đối thủ mạnh trên thương trường, việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp bằng các phương pháp quản lý chuyên nghiệp là một xu hướng tất yếu. Đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp thông qua việc mở rộng hoạt động ra toàn cầu,mua bán hay sáp nhập công ty.
7. Rút khỏi thị trường
Ở đây không có nghĩa là doanh nghiệp bị phá sản nên phải giải thể mà được hiểu là doanh nhân muốn thu về những thành quả đã đạt được qua các giai đoạn hình thành và phát triển và muốn rút khỏi thị trường (đã đạt được thành công như mong muốn). Doanh nhân có thể làm điều này bằng cách bán cổ phiếu của công ty cho công chúng hay cho một công ty lớn hơn.

Đan Chi


Theo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét