Tốt nghiệp xuất sắc nhất trường CĐ Quốc tế Kent (TP HCM), hiện đang
quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng của một công ty đào tạo ngoại ngữ,
ít ai biết rằng cô gái Hoàng Vũ Thảo Nguyên từng là dân “đường phố”.
Thảo Nguyên (trái) đã tự tay mở cánh cửa tương lai cho chính mình
Thảo Nguyên (trái) đã tự tay mở cánh cửa tương lai cho chính mình
Nguyên không bao giờ phủ nhận mình là một người cứng đầu. Gia đình kinh doanh quần áo, lúc nhỏ tuy chỉ “giữ” trông hàng cho mẹ nhưng nếu mẹ… có những chính sách bán hàng không hợp lý, Nguyên sẽ phản bác ngay.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, cá tính của Nguyên bộc lộ quá
mạnh cũng là nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa cô và mẹ rất khó thân
thiết.
Gia đình Nguyên không quá đầu tư cho việc học của con, lại bận trông
hàng thường xuyên, rồi có lúc buồn chán chuyện gia đình Nguyên cũng nghỉ
học. Không biết bao nhiêu lần, bắt đầu từ tiểu học, Nguyên bỏ học giữa
chừng. Bao nhiêu lần bỏ học, bấy nhiêu lần đi học lại.
Bố mẹ ly hôn, mẹ đi bước nữa. Cú sốc này nối tiếp cú sốc kia. Tâm lý
xáo trộn mạnh, tâm tính Nguyên càng thay đổi. Nguyên quyết định rời khỏi
nhà ra ngoài sống một mình khi đang học dở tại một trường cấp ba.
Phòng trọ nhỏ xíu, ẩm thấp ở quận 10 trở thành căn nhà nhỏ của
Nguyên. Sống một mình đồng nghĩa với việc phải tự nuôi bản thân, Nguyên
đi bán nước suối, dày dép, quần áo… ở khắp các vùng ngoại thành ở Củ
Chi, Hóc Môn… để kiếm sống.
Nhiều năm ròng rã bán hàng kiếm sống như vậy, Nguyên thành “dân chợ
búa”. “Tranh giành khách, chỗ bán, đi đêm về khuya… Hoàn cảnh như vậy
phải tạo cho mình chút máu giang hồ chứ. Không thì sẽ bị bắt nạt ngay” -
Nguyên nói.
Sau những ồn ào xô bồ chốn “thương trường vỉa hè”, trở về căn phòng
trọ vào mỗi đêm là thời điểm để Nguyên chiêm nghiệm cuộc đời của mình và
cả tương lai phía trước. Cô gái cứng đầu đó nhiều lần phải chảy nước
mắt và thậm chí từng nghĩ đến cái chết. Không ít đêm, Nguyên một mình
lang thang giữa phố như một người mất hồn, mất trí.
Không bỏ cuộc
Quá nhiều lần “nhấp nhổm” trong giằng xé như vậy, Nguyên quyết tâm đi
học lại. Cô theo học hệ bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Trên
đà thẳng tiến, Nguyên chọn trường CĐ Quốc tế Kent ở ngành học marketing
đào tạo 2 năm. Lựa chọn liều lĩnh nhưng Nguyên biết cá tính của mình phù
hợp với một trường học quốc tế.
Thảo Nguyên (phải) trong chuyến từ thiện tại mái ấm Tam Bình (Thủ Đức)
Hầu hết học viên theo học tại đây đều con gia đình khá giả. Cũng có lúc Nguyên hoang mang khi phải tự lo cho bản thân nhưng đó lại trở thành lợi thế của Nguyên.
Thảo Nguyên (phải) trong chuyến từ thiện tại mái ấm Tam Bình (Thủ Đức)
Hầu hết học viên theo học tại đây đều con gia đình khá giả. Cũng có lúc Nguyên hoang mang khi phải tự lo cho bản thân nhưng đó lại trở thành lợi thế của Nguyên.
Trong khi bạn bè đến khóa học này khóa học khác đầu tư cho ngoại ngữ
thì đổi lại với Nguyên, học ngoại ngữ qua là những buổi đi bán hàng tại
các trung tâm thương mại. Nơi đó, cô có điều kiện tiếp xúc nhiều với
người nước ngoài, khả năng nghe nói của Nguyên trở nên vượt trội.
Nguyên học không chỉ để có tấm bằng vào đời nên cô học một cách
nghiêm túc. Cô quý từng giây khi ngồi ở lớp nghe giảng. Nguyên tắc của
Nguyên là ghi chép chứ không dựa hết vào tài liệu có sẵn nên lề vở của
cô cũng chi chít chữ.
Các bài tập, đề án của các môn học, học viên có thể hoàn thành trên
cơ sở giả thuyết. Nhưng không, Nguyên lao vào thực tế, đến tận các công
ty khảo sát, ghi nhận rồi tự mình vạch ra chiến lược marketing. Qua
những lần như vậy, Nguyên nhận được rất nhiều lời mời tham gia các dự án
về chiến lược từ nhiều doanh nghiệp.
Đến việc thuyết trình, Nguyên cũng tạo nên sự khác biệt bởi sự tự tin
của một người va chạm thực tế. “Trước mỗi bài thuyết trình, mình thường
đứng trước gương tự rèn cách trình bày, cách đối đáp cho đến cách thể
hiện các cơ mặt, nụ cười”, Nguyên kể.
Bởi thế, không bất ngờ khi điểm các môn học của Nguyên đều cao chót
vót. Cuối tháng 9 vừa rồi, khi đã bước qua tuổi 25, Nguyên trở thành
sinh viên tốt nghiệp dẫn đầu trường với số điểm 92/100. Với Nguyên đó là
một kết quả mà đến cô cũng không ngờ mình thực hiện được.
“Người con” của đường phố
Điều bất ngờ ít ai biết đến, Nguyên còn là “người con, người chị” của
nhiều người già, trẻ em đường phố TP HCM. Nếu ai muốn tìm, muốn gặp và
muốn biết về cuộc sống cũng như tâm tư của những mảnh đời “đường phố là
nhà, ghế đá là giường” ở quận 1, quận 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận… cứ hỏi
Nguyên.
Không chỉ ngày lễ Tết mà những ngày thường, những lúc có thể Nguyên
vẫn phi xe ra thăm hỏi, trò chuyện với họ. Với Nguyên, đó như là một
phần cuộc sống của mình vậy.
Nguyên kia sẻ: “Có lẽ chính những tháng ngày buôn bán ở vỉa hè đã
giúp em tạo thuận lợi cho em có thể gần gũi với các em, các cụ hơn”.
Với khả năng của một chuyên viên marketing, Nguyên còn đến tận các
doanh nghiệp xin tài trợ để tổ chức nhiều chương trình từ thiện vào các
ngày lễ tết.
Công việc “từ thiện đường phố” ngấm vào Nguyên đến mức, dù dự định
trong 5 năm tới sẽ thành lập một công ty tổ chức sự kiện chuyên về đám
cưới nhưng song song đó, Nguyên sẽ tiếp tục tham gia dạy học cho trẻ
đường phố.
“Dạy học là ước mơ hồi nhỏ của em. Khi nhìn thấy các em bi bô học chữ, em như tìm lại được tuổi thơ của mình”, Nguyên rưng rưng.
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét