Barack Obama - trở thành Tổng thống Mỹ nhờ E-Marketing |
Qua
một câu chuyện có thật nói về “Vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước
Mỹ và là một trong những vị tổng thống trẻ ở độ tuổi 47, một người mới
chỉ có 4 năm kinh nghiệm trên chính trường”. Obama chính là tấm gương
thành công cho tất cả chúng ta muốn đưa thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
của mình nhanh chóng và hiệu quả đến hàng chục triệu người trong một
thời gian ngắn nhất.
Vào năm 2000, trong chiến dịch tranh cử của ông Bush, do Karl Rove và
Ken Mehlman điều hành, đã mở ra hướng đi tiên phong trong việc sử dụng
những mục tiêu vi mô nhắm tới những người ủng hộ tiềm năng mới. Vào năm
2004, chiến dịch tranh cử tổng thống của Dân chủ, do Howard Dean làm
Trưởng ban vận động, đã được ghi nhận là chiến dịch tranh cử đầu tiên
nhìn ra sức mạnh tiềm tàng của internet để gây quỹ và lôi kéo tình
nguyện viên, một sân chơi mà giờ đây ông Obama đã mở rộng đến mức tuyệt
đối.
Một ví dụ điển hình là anh Zachary Zabel, hội trưởng tổng hội sinh viên
đại học Pennsylvania, đứng ra vận động cho ông Obama. Anh Zabel nói:
“Chúng tôi đã đăng ký cho cử tri đi bầu nhiều hơn ở bất cứ khuôn viên
đại học nào khác ở quốc gia này. Sinh viên này liên lạc với sinh viên
kia, sử dụng những hình thức công nghệ mới như Facebook, gửi tin nhắn
qua điện thoại di động, những phương tiện vận động chưa từng được sử
dụng trước đây.”
Biết
tận dụng Internet để tự "rao bán" mình, Ông Obama đã có một chiến dịch
tranh cử không giống với bất cứ một chiến dịch tranh cử nào trước đây.
Mở ra một kỷ nguyên mới một cuộc cách mạng về phương thức tranh cử tổng
thống tạo nên vị thế độc lập hơn, giảm sức ép từ các nhóm lợi ích ( các
nhà tài trợ).
Qua Internet, vị thượng nghị sĩ da màu này đã thu hút được 1,5 triệu nhà tài trợ và thành lập trang web www.barackobama.com
để vận động giới cử tri trẻ. Một nhóm những tình nguyện viên vận động
cho ông còn giúp gửi đi 500.000 E-mail và trong những tháng cuối, giới
ủng hộ ông, thuộc đủ mọi thành phần, đã tham dự vào các phương tiện
truyền thông đa phương để gây quĩ cho ông.
Trang web chính thức của Obama cho biết tình nguyện viên đã dùng “công
cụ liên lạc cử tri” để gọi gần nửa triệu cuộc gọi vào ngày 1/11. Trang
web chính thức Barackobama.com có những mục nhắm đến những đối tượng cụ
thể, có tiệm bán đồ lưu niệm, nơi đóng góp tiền ủng hộ cho chiến dịch,
hay thậm chí máy tính trực tuyến để tính xem mình sẽ được giảm thuế bao
nhiêu nếu Obama thắng cử. Trang web này có 1,5 triệu người đăng ký tham
gia chính thức. Tổng cộng, Obama thu hút được 600 triệu Đô la Mỹ tiền
quyên góp ủng hộ chiến dịch tranh cử và một phần không nhỏ trong đó đến
từ các khoản đóng góp qua mạng.
10-15
năm trước đây, nếu bạn là một ứng cử viên Tổng thống, bạn phải có hai
điều: Sự ủng hộ trong đảng, và sự ủng hộ của giới truyền thông. Truyền
thông ở đây chính là các mạng lưới truyền hình và các tờ báo in lớn.
Nhưng Obama đã chỉ ra rằng bạn không nhất thiết phải có 2 thứ đó. Tiền
ông có được để tranh cử bằng những khoản đóng góp nhỏ từ Internet. Chiến
dịch tranh cử của ông Obama như vậy đã hiện diện trên 16 mạng liên kết
và chia sẻ thông tin, từ các mạng Internet phổ biến như Facebook (trên 2
triệu người kết nối so với khoảng 600.000 người của ông McCain) đến
mạng chia sẻ hình ảnh Flickr.
Trong tuần lễ tranh cử cuối cùng, đã có 70 đoạn video được đưa lên YouTube. Dĩ nhiên, để thu hút người vào xem, video có những cảnh người ta không thể tìm thấy trên các đài truyền hình truyền thống như cảnh chuẩn bị diễn văn đêm thắng cử hay cảnh gia đình ông Obama chuẩn bị sau sân khấu trước khi ra đón nhận chiến thắng đêm 4-11.
Khi
ông Obama tuyên bố chọn ông Joe Biden làm ứng cử viên phó tổng thống,
những người ủng hộ trước đó có đăng ký số điện thoại di động đều nhận
được tin nhắn trước giới báo chí, tạo cho họ cảm tưởng họ là người nhà.
Không có công nghệ thông tin không thể làm được điều tương tự.
Ông Obama cũng là ứng cử viên tổng thống duy nhất cho quảng cáo trên các
trò chơi điện tử. Tổng cộng, chiến dịch của ông quảng cáo trên 18 trò
chơi, trong đó có các trò chơi rất được ưa chuộng như Guitar Hero hay
Madden 09. Đây là loại quảng cáo ẩn, ví dụ hình ảnh ông Obama xuất hiện
trên các bích chương trên nền trò chơi… Hay với chiếc điện thoại iPhone
từng gây sốt với người tiêu dùng, bộ máy tranh cử của Obama tung ra một
phần mềm nhỏ chạy trên iPhone cho phép người sử dụng cập nhật thông tin
tranh cử ngay trên điện thoại của mình.
Một chiến dịch vận động tranh cử không khác là bao so với một chiến dịch
marketing sản phẩm. Những công cụ mà Tổng thống Obama sử dụng để tự rao
bán mình cũng giống như công cụ mà các công ty dùng để bán sản phẩm.
Chúng ta có thể học được từ điều đó và internet tồn tại một sự hợp tác
đa phương diện và đa phương tiện tạo một sức mạnh đòn bẫy khổng lồ đưa
các doanh nghiệp đi đến thành công vượt qua các khái niệm truyền thống
và trí tưởng tượng của con người.
Obama và các trợ lý đang chuẩn bị kế hoạch đưa các phương tiện giao tiếp
trên Internet thành một bộ phận trong cơ cấu thông tin và truyền thông
của Nhà Trắng. Trọng tâm của chương trình mở rộng cổng giao tiếp bằng
công nghệ cao này là một cơ sở dữ liệu thư điện tử chứa hàng chục triệu
địa chỉ e-mail của cử tri mà Obama từng sử dụng trong chiến dịch vận
động tranh cử của mình.
Ông Obama lưu giữ kho địa chỉ e-mail như một kho báu, và chắc chắn ông
sẽ sử dụng nó một cách hiệu quả nhất phục vụ cho công việc điều hành đất
nước. Ngoài danh sách địa chỉ e-mail đó, Obama còn kết nối với hàng
ngàn thành viên các nhóm tình nguyện ủng hộ đảng Dân chủ.
Cách ông Obama sử dụng công nghệ thông tin để chiếm ưu thế trước đối thủ
có lẽ sẽ còn được phân tích trong thời gian tới vì nước Mỹ không thiếu
các cuộc vận động tranh cử, từ chức thị trưởng đến chiếc ghế thượng nghị
sĩ và cả cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2012.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét