Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông Tin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông Tin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Gõ cửa quỹ đầu tư: Người đồng hành khó tính

Các quỹ đầu tư vẫn đang tìm kiếm những dự án có tính khả thi để hợp tác thực hiện; người trẻ thì ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp nhưng nguồn vốn hạn chế. Vậy làm thế nào để hai nhu cầu này gặp nhau?
Có mặt tại Hội thảo “Khởi nghiệp, những điều cần biết” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, nhiều bạn trẻ không khỏi bất ngờ khi biết có những quỹ đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm những dự án khả thi để “bơm tiền” vào nhằm hiện thực hóa chúng.

Trong tình hình kinh tế khó khăn chung, các quỹ đầu tư ngoại vẫn sẵn sàng rót tiền vào những dự án khả thi, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử vì thị trường ở Việt Nam rất tiềm năng. Anh Phạm Anh Khoa, Giám đốc Điều hành Học viện Yola, cho biết, hiện các quỹ đầu tư khá cởi mở, không cần những bản trình bày dự án quá chi tiết, mà chỉ cần chuẩn bị đội ngũ, những bước khởi đầu cụ thể bằng hành động...

Ví dụ, nếu dự án là ý tưởng liên quan đến thương mại điện tử, chưa nhất thiết phải xây dựng trang web, nhưng người khởi nghiệp phải có những hoạt động bán hàng thử nghiệm, khảo sát trên các mạng xã hội như Facebook, ZingMe... “Nghĩa là phải có hành động và những biểu hiện tích cực. Các quỹ đầu tư “tiền đầy túi” nhưng thuyết phục được họ đồng hành cùng những ý tưởng kinh doanh lại không đơn giản”, anh Khoa chia sẻ.

Không dừng lại ở đó, theo anh Nhan Thế Luân, Giám đốc Điều hành Nhaccuatui.com, các bạn trẻ phải nhìn thẳng vào dự án của mình, phân công công việc hợp lý, xác định dự án phục vụ cho đối tượng nào, cách triển khai ra sao, lợi thế cạnh tranh là gì... Anh Luân tiết lộ: “Quan trọng nhất là vẽ được viễn cảnh cho thị trường một cách chính xác và trung thực để giữ uy tín với nhà đầu tư.

Đừng bao giờ nghĩ phải làm mọi cách để lấy được tiền từ quỹ đầu tư, mà phải hiểu chữ tín rất quan trọng để họ ủng hộ dự án của mình không chỉ một lần”.

Theo anh Khoa, thời gian tiếp xúc với các nhà đầu tư không nhiều nên phải biết cách tiếp thị bản thân trong thời gian ngắn nhất. “Phải đi thẳng vào vấn đề, nói ra điểm mạnh và ưu thế của mình”, anh Khoa tư vấn. Bên cạnh đó, công việc lên kế hoạch chi tiết, thuyết phục nhà đầu tư cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Do vậy, cách tốt nhất là “cắt nhỏ” công việc để giải quyết từng phần một thay vì ôm đồm làm một lúc.

Cân nhắc tính khả thi

Đến từ Trung tâm Phát triển và Khởi nghiệp Legatum, Học viện MIT, Hoa Kỳ, bà Lê Diệp Kiều Trang cho biết, ý tưởng khởi nghiệp không hiếm, quan trọng là cân nhắc thêm tính khả thi của dự án trong môi trường và thời điểm kinh doanh cụ thể. “Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến ý tưởng có tính thích nghi nhất thay vì ý tưởng hay, đột phá. Bởi, ý tưởng hay trước tiên phải “thở”, phải “sống” và thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh”, bà Trang chia sẻ.

Câu chuyện của Tiki book, địa chỉ chuyên bán sách tiếng Anh qua mạng, là một ví dụ. Ngày đầu khởi nghiệp, “công ty” chỉ có mỗi anh Trần Ngọc Thái Sơn. Là Giám đốc kiêm nhân viên, nhưng Sơn đã thuyết phục được các công ty chịu rót tiền đầu tư. Tuy khó khăn, ít vốn nhưng ít ra anh đã dám làm thật, trải nghiệm thật với dự án khởi nghiệp của mình, chính điều đó đã giúp Tiki ghi được điểm cộng.

Theo bà Trang, đây là thời đại của ý tưởng nhưng điều tạo nên sự khác biệt vẫn là hành động. Một ví dụ cụ thể dễ thấy nhất là Facebook tạo nên sự khác biệt bởi ý tưởng gắn kết mọi người. Dù rằng đây là điều đã có nhiều người nghĩ tới, nhưng quan trọng là Mark Zuckerberg đã hành động và gặt hái thành công thay vì để nó nằm im trên giấy.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong quỹ đầu tư, bà Kiều Trang tiết lộ, khi xem xét một dự án, nhà đầu tư không đánh giá kế hoạch kinh doanh được trình bày chỉ trong một trang giấy A4 hay cả một xấp giấy dày, mà quan tâm đến sức nặng của ý tưởng nằm ở đội ngũ nhân lực sẽ thực hiện chúng. “Nhà đầu tư tinh ý sẽ nhìn vào những ông chủ dự án, xem xét những trải nghiệm và cách họ chạy dự án này ra sao. Do vậy, bản kế hoạch chỉ là chiếc áo khoác làm tăng tính chuyên nghiệp”, bà Trang cảnh báo.

Có nhiều “cửa” để đến với quỹ đầu tư, nhưng đây không phải là “cửa” duy nhất để hành trình khởi nghiệp tiến về đích đến và không phải lúc nào cũng có thể nhận được cái gật đầu của những người “bơm vốn”. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa thuyết phục được nhà đầu tư, kinh nghiệm mà các diễn giả tham dự chương trình truyền đạt là kiên nhẫn chờ, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện dự án của mình thay vì lao vào như con thiêu thân, quyết định khởi nghiệp bằng mọi giá.

HÀ MY

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Đam Mê Kinh Doanh và Khởi Nghiệp xin gửi những lời chúc đến các chị em phụ nữ của Kết Nối Đam Mê Kinh Doanh và Khởi Nghiệp nhân ngày 20-11, Ngày phụ nữ Việt Nam

Chúc các chị em từ hôm nay sẽ xinh đẹp hơn bao ngày truớc đây và cứ đẹp hoài không nghỉ ngơi.

Chúc các chị em nhận đuợc nhiều quà, nhiều hoa nhiều lời khen lời chúc từ phái nam trong ngày hôm nay.
Chúc các chị em gặp nhiều may mắn hơn, hạnh phúc nhiều hơn niềm vui,nhiều điều tuyệt diệu hơn
Chúc các chị em có một tình yêu đẹp và cuộc sống hạnh phúc bên gia đình chúc bạn vạn sự như ý
Ngày 20/10 chúc một nửa thế giới luôn thành công trong cuộc sống!
Chúc các chị em luôn duyên dáng và xinh đẹp trong mắt một nửa thế giới còn lại.
Trọng xin kính chúc các chị em phụ nữ nhiều sức Khỏe và thành đạt trong kinh doanh và cuộc sống.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012


Những cái tên như Coca-Cola, Apple, Intel... vẫn tiếp tục đứng trong top 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới năm 2012.

10. Toyota
Giá trị thương hiệu: 30,3 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 9%
Xếp hạng năm ngoái: 11 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Toyota Prius là thương hiệu thu hút khách hàng mới đặc biệt là những người có ý thức bảo vệ môi trường và trẻ tuổi. Toyota cũng chú ý việc kết nối với các khách hàng hiện tại.

9. Samsung
Giá trị thương hiệu: 32,9 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 40%
Xếp hạng năm ngoái: 17 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Trong năm 2011, Samsung “vượt mặt” Nokia và Apple về doanh số smartphone. Thị phần toàn cầu của Samsung trong năm 2012 ở mức 19,1% là thành công của hãng này.

8. Intel
Giá trị thương hiệu: 39,4  tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 12 %
Xếp hạng năm ngoái: 7 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Để hướng đến mục tiêu hướng đến người sử dụng, Intel đã mời nhà nhân chủng học vào nghiên cứu tại hãng và hút nhân sự từ Apple và BBC để đột phá thị trường giải trí trong nhà, smartphone….

7. Mc Donald
Giá trị thương hiệu: 40,1 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 13 %
Xếp hạng năm ngoái: 6

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Hãng này hiện có hơn 33.000 nhà hàng trên toàn cầu tại 119 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự thay đổi điều chỉnh cho phù hợp với địa phương và dịch vụ đa dạng là yếu tố giúp thương hiệu này tăng trưởng.

6. GE
Giá trị thương hiệu: 43,7 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 2 %
Xếp hạng năm ngoái: 5 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

GE không chỉ đi đầu ở phương diện tạo việc làm mà còn công nghệ tiên tiến trong y tế. GE Capital – đầu tư năng lượng và xây dựng cũng thu được thành công.

5,  Microsoft
Giá trị thương hiệu: 57,9 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: -2 %
Xếp hạng năm ngoái: 5 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Giá trị thương hiêu của Microsoft giảm 2%, dù vẫn đứng trong hàng những doanh nghiệp có thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Tương lai của Microsft phụ thuộc vào sự thành công của Windows 8 và máy tính bảng.

4. Google
Giá trị thương hiệu: 69,7 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 26 %
Xếp hạng năm ngoái: 4 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Giá trị thương hiệu của Google răng sau khi mua lại mảng di động của Motorola. Sản phẩm như Google TV, xe tự lái, công nghệ điện toán đám mây vẫn đang được nhiều người quan tâm.

3. IBM
Giá trị thương hiệu: 75.5 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 18 %
Xếp hạng năm ngoái: 2 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

IBM đang làm mới mình bằng tạo ảnh hưởng ở thị trường mới nổi, điện toán đám mây… Theo đánh giá của InterBrand thì IBM vẫn là ví dụ sách giao khoa đối với sự sáng tạo, xây dựng, đưa lại một thương hiệu toàn cầu.

2. Apple
Giá trị thương hiệu: 76,6 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 129 %
Xếp hạng năm ngoái: 8 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012
Giá trị cổ phiếu Apple tăng nhanh. Điều này là nhờ sự ra đời của iPhone 5 và iPad 3 đã thu hút sự chú ý của giới yêu công nghệ.

1.Coca Cola
Giá trị thương hiệu: 77,8 tỷ USD.
Mức tăng so với năm ngoái: 8 %
Xếp hạng năm ngoái: 1 

 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2012

Công ty Interbrand nhận định, CocaCola là công ty được công nhận thương hiệu toàn cầu hơn bất kỳ thương hiệu nào trên thế giới. Hiện hãng có 3.500 loại đồ uống khác nhau bán trên thế giới.

Theo Nam Phương
VTC News/Business Insider

Thị trường điện tử - điện máy: Cuộc chơi của Nguyễn Kim và Thế giới di động















Từ giữa năm 2011 đến nay, thị trường điện máy đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, thu hẹp hoạt động. Tuy nhiên, đó chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Các doanh nghiệp lớn trái lại vẫn “sống khỏe” và tiếp tục mở rộng cửa hàng, vươn ra các địa phương khác. Những số liệu dưới đây phần nào cho thấy quy mô của một số doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. Các số liệu doanh thu, lợi nhuận tính đến cuối năm 2011.


Một số chỉ tiêu tài chính năm 2011 của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử, điện máy
(Nguồn số liệu: Báo cáo của CIC)

Nguyễn Kim và Thegioididong.com (TGDD) là 2 doanh nghiệp thuộc hàng lớn nhất trong ngành với lợi nhuận vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại.

Doanh thu của Nguyễn Kim cao hơn 21% so với TGDD, tuy nhiên, lợi nhuận cao gấp đôi.
Nguyễn Kim có cơ cấu sản phẩm đa dạng từ các mặt hàng công nghệ, điện tử, điện máy, hàng gia dụng… trong khi TGDD chủ yếu kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin và chỉ mới tham gia vào thị trường điện máy với thương hiệu Dienmay.com.

Cách thực hoạt động của 2 ông lớn này cũng khác biệt: Nguyễn Kim chủ trương đầu tư những trung tâm mua sắm quy mô lớn. Hiện Nguyễn Kim chỉ có 11 trung tâm mua sắm tại 6 tỉnh thành.

Trong khi đó, TGDD thực hiện chủ trương đầu tư các cửa hàng trên khắp cả nước và hiện công ty này có hơn 220 cửa hàng tại 63 tỉnh thành, đội ngũ nhân viên tính tới tháng 5/2012 lên đến gần 7.000 người. Hệ thống Dienmay.com cũng đã có 12 cửa hàng tại 9 tỉnh thành.

Số lượng cửa hàng và số tỉnh thành hiện diện của một số thương hiệu
(Số liệu cập nhật tại thời điểm viết bài)


KAL
Theo TTVN

Có phải VNPT, Viettel, FPT đầu tư ngoài ngành?


Viettel, FPT, VNPT chỉ vi phạm đầu tư ngoài ngành nếu chuyển sang sản xuất nội dung, kênh chương trình giống như các đài VTV, VTC... đang làm. (Ảnh minh họa)














Ba doanh nghiệp (DN) Viettel, FPT, VNPT vừa nhăm nhe nhảy vào thị trường truyền hình cáp lập tức bị các đối thủ cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền "tố" là đầu tư ngoài ngành. Vậy đâu là sự thật?

VTV như... "ngồi trên đống lửa"

Mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, Công ty TNHH MTV Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist (SCTV)… đã đồng loạt có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT lên tiếng đòi "ngăn sông, cấm chợ" đối với VNPT, Viettel, FPT.

Tại Công văn số 1474/THVN-VP ngày 24/8/2012, VTV cho rằng việc các Tập đoàn kinh tế Viettel, VNPT, FPT dự kiến đầu tư mới vào thị trường truyền hình cáp hiện nay là chưa phù hợp vì Nhà nước đang có chủ trương không để các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư ngoài ngành. 

Hơn nữa, các đơn vị này không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình - một yếu tố quyết định sự thành bại của dịch vụ truyền hình trả tiền. Quan trọng hơn, điều này dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài.

Ngày 23/8/2012, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam cũng có văn bản chính thức đề nghị Bộ TT&TT không cấp phép triển khai thêm mạng cáp truyền hình cho các đơn vị mới. Nguyên nhân sâu xa là nếu đầu tư thêm một mạng cáp truyền hình mới sẽ tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, hiệu quả sử dụng thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hiện tượng chồng chéo mạng sẽ gây mất mỹ quan đô thị, điện năng sử dụng cho mạng cáp gây lãng phí nhiều.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ các DN đang cung cấp dịch vụ truyền hình cáp phản ứng như vậy bởi việc thêm người chơi mới trên thị trường sẽ đẩy cạnh tranh quyết liệt hơn. Trong đó, nhiều DN truyền hình cáp đang có thị phần lớn như VTV có nguy cơ bị mất thị phần khi Viettel, VNPT và FPT nhập cuộc. Như vậy, chắc chắn VTV sẽ là đơn vị phản ứng mạnh nhất khi các DN viễn thông muốn tham gia vào thị trường này.

VNPT, Viettel, FPT không đầu tư ngoài ngành

Những lý lẽ mà các DN truyền hình "tố" các DN viễn thông có vẻ như mang tính chủ quan áp đặt, đưa đến tư tưởng ngăn cản thị trường phát triển. Theo các quy định của pháp luật, toàn bộ việc đầu tư phát triển hạ tầng, bao gồm cả viễn thông, Internet, truyền hình (có dây và không dây)… đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông. Còn việc sản xuất nội dung chương trình, kênh chương trình… thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí.

Như vậy, các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, FPT, AVG... khi tham gia vào thị trường truyền hình cáp, nếu chỉ dừng lại ở mức làm hạ tầng, triển khai mạng, cung cấp dịch vụ thì vẫn theo phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông và là ngành cốt lõi của họ. Họ chỉ vi phạm đầu tư ngoài ngành nếu chuyển sang sản xuất nội dung, kênh chương trình… giống như các đài VTV, VTC... đang làm. Tuy nhiên, theo Luật Báo chí thì chỉ có các cơ quan báo chí mới được đầu tư xây dựng kênh chương trình, DN không được cấp phép làm việc này.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&&TT) cho biết, việc Viettel, FPT xin cung cấp dịch vụ truyền hình cáp không phải là đầu tư ngoài ngành. "Trên hạ tầng mạng nếu DN cung cấp càng nhiều dịch vụ càng tốt. Cục Viễn thông khuyến khích DN tận dụng hạ tầng có sẵn của mình cung cấp đa dịch vụ trên đó kể cả truyền hình cáp vì công nghệ đã hội tụ trên hạ tầng mạng. 

Bởi vậy, Viettel, FPT, VNPT có thể sử dụng hạ tầng mạng đó để cung cấp nhiều dịch vụ khác chứ không riêng gì truyền hình. Cục Viễn thông xem xét thấy khả năng hạ tầng mạng của các doanh nghiệp đó đáp ứng được yêu cầu và theo quy định mới là đầu tư vào dịch vụ gì thì phải cam kết trong mấy năm đầu làm đến đâu, đầu tư bao nhiêu - nếu xác định các DN có đủ điều kiện này thì cho phép cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc họ có được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hay không còn phải có ý kiến của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử", ông Phạm Hồng Hải nói.

Tại hội thảo của Bộ TT&TT được tổ chức vừa qua về quy hoạch truyền hình, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết đến thời điểm hiện nay, Viettel đã có 200.000 km cáp quang trên toàn quốc. Hiện độ phủ của cáp quang đến các hộ gia đình trung bình là cách khoảng 350m, sắp tới Viettel sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn 200m, thậm chí chỉ còn 100m vào năm 2015. Điều này có nghĩa là cáp quang đã đến sát mỗi gia đình. Do đó, chi phí đầu tư truyền hình cáp, IPTV sẽ giảm đáng kể, chất lượng cao và đặc biệt có thể lan đến vùng sâu, vùng xa.

Rõ ràng là việc các DN truyền hình cáp "tố" những DN viễn thông đầu tư vào lĩnh vực truyền hình cáp là "đầu tư ngoài ngành" không hề có cơ sở. Nhiều ý kiến cho rằng, điều quan trọng nhất là phải quy hoạch tốt thị trường này cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ và duy trì cạnh tranh tốt trên thị trường chứ không phải là khư khư giữ "mảnh đất riêng" của mình.

Trong công văn gửi Bộ TT&TT, các DN truyền hình cáp còn cho rằng, các nhà mạng sẽ cạnh tranh giành giật bản quyền giải trí thể thao, chương trình truyền hình từ nước ngoài, dẫn đến phí bản quyền truyền hình sẽ tăng cao, chảy máu ngoại tệ, gây thiệt hại cho kinh tế Nhà nước. 

Các đơn vị sẽ đua nhau đặt hàng sản xuất phim truyền hình, sản xuất kênh truyền hình trong bối cảnh mà số lượng đạo diễn, quay phim, diễn viên có tay nghề quá ít, tạo ra hiện tượng chạy show, nâng giá cát-xê, gây ra cơn sốt giá trị ảo, số lượng phim Việt được sản xuất ra nhiều nhưng không có chất lượng, làm cho nền điện ảnh nước nhà ngày càng đi xuống.

Nhưng theo quy định thì các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu tham gia triển khai hạ tầng, còn khi muốn mua bán bản quyền thì vẫn phải phân phối qua hệ thống kênh chương trình của các đài truyền hình (thực tế là họ không có kênh riêng để phát). 

Như vậy, mối quan hệ mua bán phân phối bản quyền chương trình giữa DN hạ tầng truyền hình cáp và các kênh nội dung là mối quan hệ hợp đồng mua bán nội dung các kênh. Thực tế cả bên truyền dẫn và sản xuất nội dung đều cần đến nhau. Hơn nữa, thế mạnh về mua bán chương trình bản quyền là của nhà đài chứ không phải của nhà mạng nên chuyện ép giá bản quyền rất khó xảy ra.

Theo Thái Khang
ICT News/Báo Bưu điện Việt Nam

Vì sao tỷ phú Trung Quốc ghét bị xếp hạng mức độ giàu có?


Zong Qinghou đã giành lại ngôi người giàu nhất Trung Quốc












Với những người giàu có trên thế giới, việc được lọt vào bảng xếp hạng các tỷ phú của các tạp chí quốc tế là một vinh dự lớn. Tuy nhiên với giới nhà giàu Trung Quốc đây lại bị xem như “điềm” chẳng lành khiến họ rất “ghét”.

Và bảng xếp hạng mới nhất “Những người giàu nhất Trung Quốc 2012” được công bố ngày 24/9 không phải ngoại lệ. Theo đó năm nay ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc đã thuộc về “ông trùm” ngành đồ uống Zong Qinghou, chủ tập đoàn Wahaha Group. Đây là vị trí ông từng nắm giữ năm 2010 trước khi bị mất hồi năm ngoái.

Tổng tài sản của ông Zong được ước tính vào khoảng 12,6 tỷ USD, vượt xa mức 10,3 tỷ USD của đối thủ xếp thứ hai là Wang Jianlin, chủ của tập đoàn bất động sản và chuỗi rạp chiếu phim Dalian Wanda Group.

Với những thông tin tỷ mỉ và liên hệ lí thú, bảng xếp hạng năm nay đem đến nhiều điều thú vị không chỉ bó hẹp ở những con số. Trong đó điều đáng chú ý nhất đó là các tỷ phú ngành sản xuất đang phất lên, vượt qua các “ông trùm” bất động sản để trở thành lực lượng đa số trong nhóm 1000 người được xếp hạng.

Đáng ngạc nhiên nhất là lần đầu tiên kể từ năm 2005, số lượng người Trung Quốc sở hữu từ 1 tỷ USD trở lên giảm 20 người so với năm ngoái, xuống còn 251 người. Gần một nửa số triệu phú và tỷ phú được xếp hạng vẫn trụ vững trong danh sách dù phú quý thụt lùi, trong đó có 37 người chứng kiến tài sản “bốc hơi” mất 50%.

Ngoài ra còn có một sự trùng lặp thú vị đó là có tới 12,8% người được xếp hạng sinh năm Mão. Trong khi đó những người sinh năm Sửu có vẻ là ít phát tài nhất khi chỉ chiếm 6%. Theo tạp chí Hồ Nhuận, từ trước đến nay những người sinh năm Mão luôn lấn lướt bảng xếp hạng này, ngoại trừ năm 1999.

Trong khi những người khác phải ghen tỵ với các “đại gia” trên bảng xếp hạng của Hồ Nhuận thì không ít người lại xem đó là “điềm xấu”. Suy nghĩ này không phải bây giờ mới xuất hiện. Ngay từ năm 2009, trong cuốn sách “Lời nguyền của tạp chí Forbes”, tác giả Wang Gang đã miêu tả những rắc rối có thể giáng xuống đầu bất kỳ người Trung Quốc nào có tên trên bảng xếp hạng các triệu phú, tỷ phú thế giới của Forbes.

Những rắc rối đó bao gồm sự “dò xét” kỹ lưỡng hơn không chỉ từ cơ quan thuế mà còn từ cả cơ quan chống tham nhũng và công chúng nói chung. “Nếu bạn có tên trong danh sách của Forbes, bạn sẽ sớm mang họa vào thân”, bài viết của ông Wang dự đoán.

Một nghiên cứu mang tính học thuật mới đây đem đến một cái nhìn có tính logic hơn về vấn đề này nhưng kết luận thì cũng tương tự. Trong cuốn: “Cái giá của việc trở thành tỷ phú tại Trung Quốc: Bằng chứng dựa trên danh sách người giàu có của Hồ Nhuận”, một số học giả Oliver Rui, Xianjie He và Xiao Tusheng chỉ ra rằng: trong số các công ty niêm yết có chủ là người được Hồ Nhuận xếp hạng, giá cổ phiếu của họ đã sụt giảm đáng kể 3 năm trở lại đây.

Dựa trên phân tích các bảng xếp hạng của Hồ Nhuận từ năm 1999 đến 2007, các tác giả chỉ ra rằng cả những cá nhân lẫn các doanh nghiệp mà những người được xếp hạng sở hữu đều bị chính phủ “soi” kỹ hơn. Những khoản trợ cấp, trợ giá của chính phủ cho các công ty liên quan đến các “đại gia” được Hồ Nhuận xếp hạng cũng sụt giảm. Các công ty này cũng có xu hướng che giấu nhiều hơn đối với lợi nhuận của mình.

“Nhà đầu tư tại Trung Quốc xem việc các chủ doanh nghiệp bị đưa vào danh sách người giàu của tạp chí Hồ Nhuận là tin xấu”, các tác giả kết luận. Nhưng còn có tin xấu hơn cho các “đại gia” này đó là theo các học giả trên, tỷ lệ người bị kết tội, điều tra hoặc bắt giữ sau khi có tên trong bảng xếp hạng mức độ giàu có lên tới 16,95%, cao gấp 3 lần mức 6,84% của những chủ doanh nghiệp khác không có tên trong bảng xếp hạng trong cùng thời kỳ.

Theo Thanh Tùng
Dân Trí/Business Insider

Khởi nghiệp cùng Kawai 2013: "Cần những ý tưởng sáng tạo, đi đầu"

Tăng số lượng đề án được hiện thực hóa và thành công.
Họp báo phát động cuộc thi "Khởi nghiệp cùng Kawai 2013".
Ngày 10/10 tại trường Đại học Ngoại thương (91 Chùa Láng, Hà Nội), CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai thuộc Đoàn trường ĐH Ngoại thương chính thức phát động cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai 2013” dưới sự tài trợ của Quỹ học bổng Kawai (Nhật Bản).

“Khởi nghiệp cùng Kawai” là cuộc thi về ý tưởng kinh doanh dành cho các SV các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội được tổ chức thường niên. Sau 7 năm tổ chức (từ năm 2006), cuộc thi đã góp phần tạo nên môi trường thi đua tích cực và khuyến khích SV phát huy khả năng sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh.

Cuộc thi năm nay có một số thay đổi trong format sẽ cung cấp thêm nhiều hoạt động bổ trợ kiến thức cho SV dưới sự đánh giá và đóng góp của nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm. Ngay từ vòng 1, SV tham gia cuộc thi sẽ nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng của các nhà bảo trợ chuyên môn để có được định hướng tốt và tính khả thi cao, Chủ tịch CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai Lê Hồng Ngọc Hân chia sẻ.

Điểm mới ở cuộc thi năm nay là vòng tóm tắt ý tưởng và thuyết phục nhà đầu tư. Tất cả các vòng thi sẽ mang đến cho SV những kiến thức bổ ích về khởi nghiệp; cung cấp một số gợi ý, giải pháp cho dự án đồng thời truyển cảm hứng, kết nối niềm đam mê kinh doanh trong SV, chị Hân nói thêm.

Ông Katsuo Hasegawa, Đại diện Quỹ học bổng  Kawai (Công ty General Engineering Co.Ltd).
Tại cuộc họp báo, ông Katsuo Hasegawa, Đại diện Quỹ học bổng Kawai (General Engineering Co.Ltd), phát biểu:“Bất cứ quốc gia nào cũng có thời kỳ phát triển hưng thịnh. Ở Nhật Bản, thời kỳ tăng trưởng cao nhất diễn ra vào năm 1956-1973. Trung Quốc cũng đang bước vào giai đoạn phát triển ổn định. Còn ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn phát triển và đây là thời điểm để các bạn trẻ cần nắm bắt cơ hội khởi nghiệp”. 

Ông Hasegawa cũng khen ngợi sinh viên Việt Nam luôn mang trong mình nhiều nhiệt huyết và hoài bão. Dù năm nào cũng tìm ra người thắng cuộc, song ông kỳ vọng các SV dự thi nên thử sức ở những lĩnh vực cao hơn. “Tôi mong các bạn hãy suy nghĩ, thử sức ở những dự án mà mình tham gia”, ông nói.

Tham dự nhiều cuộc thi ở các nước, ông Hasegawa nhận thấy SV nước ngoài đưa ra những ý tưởng 
Quỹ học bổng Kawai do ngài Mitsumasa Kawai – Chủ tịch Công ty General Engineering Co.,Ltd (Nhật Bản) sáng lập nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng kinh doanh trẻ, cũng như truyền cảm hứng cho các bạn trẻ nhiệt tình, năng động, đang ấp ủ những hoài bão lớn. 
Thông qua các cuộc thi khởi nghiệp và các suất học bổng, Quỹ học bổng Kawai đã đến với các SV của nhiều trường ĐH trên thế giới. 
sâu, thể hiện trình độ công nghệ cao. Giữa khối tự nhiên và xã hội cũng có sự chênh lệch lớn về trình độ. Ông khuyên SV các trường cần kết nối để có những ý tưởng mang tính sáng tạo, đi đầu.

Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AlphaBook, cố vấn cuộc thi, có mặt tại buổi phát động nhấn mạnh: nhược điểm lớn nhất của các bạn SV tham gia dự thi là ý tưởng “lệch so với thực tế kinh doanh”, trình bày còn rườm rà, chưa khoa học. Nhiều dự án ít triển khai thành công trong thực tế vì nhiều đội chỉ đặt tiêu chí giải thưởng. Song, ông cũng đánh giá cao tinh thần sáng tạo, kỹ năng làm việc và vốn kiến thức của các bạn SV. 

Sau 7 lần tổ chức, nhiều thương hiệu sinh viên đã được hỗ trợ và ghi dấu trên thị trường như như Blue Angel - cửa hàng thiếp và quà tặng, Izzi Review - Cổng thông tin tư vấn đánh giá tiêu dùng (nay là Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Việt Nam – VSSC), Kênh14.vn - website dành cho giới trẻ, Tanpopo - cửa hàng hộp quà và tặng phẩm phong cách Nhật bản, dự án Le petit Café – 25 Hạ Hồi, Hoàn Kiếm, HN và gần đây nhất là Đồ chơi giấy OQ (dự án kinh doanh đạt giải nhất cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai 2011”).

Cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai 2012” đã thu hút sự quan tâm của hơn 5000 sinh viên đến từ các trường Kinh tế và Kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội như: ĐH Ngoại thương, ĐH FPT, ĐH RMIT, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Công nghiệp, FPT-Arena,… với 80 đề án dự thi theo nhiều lĩnh vực phong phú như kinh doanh thiết bị giáo dục, phần mềm công nghệ cao, dịch vụ giải trí,… Cuộc thi có 80 đội dự thi với tổng số thành viên lên tới 300 SV. 

Tổng trị giá giải thưởng dành cho SV miền Bắc lên đến 900.000 Yên. 
Tân Hoa
Theo TTVN

Các đại gia công nghệ Nhật đang chật vật để sống sót


Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung như hiện nay, không khó để có thể điểm mặt chỉ tên ra những ông lớn một thời của làng công nghệ nhưng nay đang phải ở trong thảm cảnh.
Lợi nhuận giảm hoặc chịu lỗ, phải cắt giảm chi phí, nhân công, chậm trả lương cho người lao động, thậm chí phải phá sản hoặc may mắn là được mua lại… là những kịch bản thường thấy ở những công ty như vậy.
Căn bệnh chậm thích ứng
Hiện nay, Nhật Bản vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Không có ai phải nghi ngờ về cái đầu và trí thông minh của người Nhật, cũng như những hàng hóa điện tử có xuất xứ từ Nhật Bản vẫn luôn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.
Cũng không có ai phải lấy làm lạ với những cái tên như Sony, Panasonic hay Sharp bởi họ đã từng một thời thống trị ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, bỏ xa các đối thủ đến từ Mỹ và Hàn Quốc. 

Thế nhưng, đó là chuyện từ cách đây ít nhất vài năm. Còn hiện tại, trong khi Apple và Samsung đang làm mưa làm gió trên thị trường smartphone và LG ngày càng chiếm được nhiều thị phần hơn trong mảng smart TV, thì người ta đã buộc phải đặt ra câu hỏi: “Những ông lớn của công nghệ Nhật Bản đang đi về đâu?”

cac-dai-gia-cong-nghe-nhat-dang-chat-vat-de-song-sot

Câu trả lời là trong suốt cả một thập kỷ qua, họ đã liên tục bị sảy chân vào vũng bùn của những tính toán sai lầm.
Quá tập trung vào những sản phẩm độc lập như TV, smartphone và máy tính, họ đã quên mất rằng mình cũng cần phải phát triển các phần mềm để chúng kết nối và đồng bộ được với nhau.
Thế nên, lẽ dĩ nhiên là người tiêu dùng thế giới sẽ quyết định chọn một chiếc iPhone có khả năng kết nối với laptop và kho nhạc số còn hơn là những chiếc smartphone Nhật, mặc dù xét về hiệu năng thì có thể thua kém.

 cac-dai-gia-cong-nghe-nhat-dang-chat-vat-de-song-sot

Mặt khác, những công ty của Nhật dường như quá già để có thể thay đổi và thích ứng với nhịp độ phát triển ngày càng nhanh của công nghệ thế giới.
Ví dụ như Sony chẳng hạn. Họ đã sớm có ý tưởng về công nghệ sách điện tử e-book nhưng lại quá mất thời gian trong vấn đề tìm cách kết nối với các phần mềm ứng dụng và kho sách tải về.
Trong mảng smartphone cũng vậy, những hãng công nghệ Nhật Bản dường như đã để lỡ mất khoảng thời gian quý báu để phát triển những thiết bị di động cầm tay, để cho Apple và Samsung, thậm chí là cả những công ty Trung Quốc vượt mặt một cách nhanh chóng.


cac-dai-gia-cong-nghe-nhat-dang-chat-vat-de-song-sot
Người hàng xóm Đông Á - Hàn Quốc vươn lên lấn áp các công ty Nhật Bản hùng mạnh. 

Thêm vào đó, do tình hình kinh tế thế giới nói chung đều đang gặp khó khăn, sức mua của người dân khắp nới đều giảm, thì việc bỏ nhiều tiền ra để rước về những sản phẩm “chất lượng đỉnh cao” là điều rất đáng cân nhắc.
Thay vào đó, họ sẽ chú ý nhiều hơn tới những sản phẩm “chất lượng cao” và có giá cả hợp lý. Smart TV của Sony so với LG (hoặc Samsung), nhìn không kỹ thì sẽ chẳng thấy được mấy những sự khác biệt trong chất lượng màn hình, trong khi giá cả lại chênh nhau khá nhiều.
Vậy là người tiêu dùng cứ thấy hàng rẻ hơn là "xuống tiền", tâm lý chung là vậy. Nhưng quan trọng là Sony và những ông lớn đến từ Nhật Bản có nhận thấy để mà khắc phục hay không thì đó mới là vấn đề.
Loay hoay tìm đường sống sót
Có lẽ hiện tại Sharp đang là công ty có “vinh dự” đứng hàng top trong số những công ty điện tử… tụt dốc nhanh nhất.
Trước đây, họ từng được coi là biểu tượng đáng tự hào của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản với những chiếc TV màn hình LCD hiện đại, cũng như lời hứa sẽ “tạo ra những sản phẩm khiến mọi người đều muốn được bắt chước.”
Thế nhưng, từ năm 2008, doanh số mảng LCD của hãng này đã sụt giảm tới 39%. Và chỉ mới vài tuần trước, một trong ba công ty xếp hạng tín dụng uy tín nhất thế giới là Standard & Poor (Mỹ) đã thẳng tay hạ mức tín dụng của Sharp xuống mức báo động, khiến hãng này phải vội vàng thế chấp gần như tất cả cơ sở của mình trên đất Nhật, bao gồm cả trụ sở chính ở Osaka để trang trải nợ nần.

cac-dai-gia-cong-nghe-nhat-dang-chat-vat-de-song-sot
Đại gia hùng mạnh một thời - Sony đang chật vật để sống sót.

Tháng 9 vừa qua nhẽ ra phải là tháng vui vẻ và tất bật nhất của Sharp khi họ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập của mình (1912 – 2012).
Thế nhưng, không khí u ám lại mới chính là thứ bao trùm toàn công ty khi ban lãnh đạo phải tìm cách cắt giảm 10% lương và 7% số nhân công của mình. Thậm chí, họ còn phải đề ra những kế hoạch bán bớt một số nhà máy ở các quốc gia khác.
Trầm trọng hơn nữa, do đã đánh mất tới 70% giá trị cổ phiếu chỉ trong 1 năm khiến cho giá trị toàn công ty cũng lao dốc theo, ban lãnh đạo của Sharp đã và đang phải vắt óc nghĩ cách giữ lấy số tiền mà tập đoàn Hon Hai (Đài Loan) hứa sẽ đầu tư.
Số là hồi tháng 3, Hon Hai Precision Industry (công ty mẹ của Foxconn) đã đồng ý mua lại 10% cố phiếu của Sharp với giá 864 triệu USD, tức là khoảng 7,1 USD/CP.
Nhưng không may là ngay sau đó, giá CP đã giảm gần 1/3, khiến cho Hon Hai chẳng còn mặn mà với lời hứa của mình nữa.
Bằng chứng là trong chuyến viếng thăm Nhật Bản ngay tháng trước, nhẽ ra chủ tịch của Hon Hai là Terry Gou phải tạt qua trụ sở của Sharp để bàn bạc về vụ giao dịch, thì ông này lại rút ngắn lịch trình và bay thẳng về nước.
Nếu vẫn giữ nguyên mức đầu tư 864 triệu USD đó, Hon Hai sẽ được sở hữu tận 30% CP của Sharp chứ không phải chỉ 10% như trước.

Trong khi Sharp đang phải vật lộn với mớ cổ phiếu chỉ chực rớt giá không ngừng và tìm cách giữ chân nhà đầu tư, thì hai đại gia khác là Sony và Panasonic cũng chẳng có thời gian mà cười hả hê, vì bản thân họ cũng đang phải điên đầu với những rắc rối của riêng mình. Sony 4 năm nay kinh doanh không hề có lãi còn Panasonic cũng đang phải chịu lỗ trong 3 năm liền.
cac-dai-gia-cong-nghe-nhat-dang-chat-vat-de-song-sot
Trong khi các tập đoàn Trung Quốc thì không ngừng tăng trưởng và tiếp tục thu tiền (trong ảnh: Yang Yuanqing CEO Lenovo).
Sony và Panasonic đều đang thực hiện cắt giảm mạnh khâu sản xuất TV, một trong những thế mạnh hàng đầu của hai công ty này.
Riêng với Sony, bảo hiểm nhân thọ của  mới là mảng kinh doanh có lãi nhất năm 2011, trong khi hãng lỗ 5,9 tỉ USD vì nhu cầu thiết bị điện tử sụt giảm.
Cả Panasonic và Sharp đều đang bán pin năng lượng mặt trời. Sharp tiến xa hơn một bước khi trong báo cáo thường niên năm 2012 có mục “tạo ra sản phẩm cần thiết mới” mà mọi người đều mong muốn là màn hình chuẩn đoán hình ảnh y tế, gương kĩ thuật số 3D độ phân giải cao và sách giáo khoa điện tử.
Chưa rõ trong tương lai sắp tới, tình hình sẽ có gì khả quan hơn hay không. Nhưng hiện tại, theo đánh giá của Bloomberg, tổng giá trị của cả 3 công ty này cộng lại chỉ vỏn vẹn khoảng 32 tỷ USD, bằng 1/5 giá trị của Samsung và 1/20 của Apple. Và sẽ thật đáng tiếc nếu như chúng ta phải chứng kiến những tượng đài công nghệ Nhật Bản sụp đổ.
 Theo Genk, Washingtonpos

Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á

"Chất xám" đang chảy máu về khu vực Đông Nam Á.


Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á
Khối chuyên gia nước ngoài của Ngân hàng HSBC vừa giới thiệu Báo cáo Khảo sát Expat Explorer2012, do Ngân hàng HSBC và Công ty Nghiên cứu YouGov thực hiện với sự tham gia của 5.339 chuyên gia từ gần 100 quốc gia trên thế giới
Theo đó, các chuyên gia trên thế giới đã cho ý kiến về những cơ hội và thách thức mà họ trải nghiệm khi sống xa quê hương. Cuộc khảo sát mang đến một góc nhìn sâu sắc về cuộc sống của các chuyên gia nước ngoài khác biệt như thế nào ở nước này so với nước khác, châu lục này so với châu lục khác và so với quê hương của họ.
Khảo sát đánh giá các quốc gia được dựa trên nhiều yếu tố như: mức thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng tích luỹ tài sản cao cấp.
Theo báo cáo này, các quốc gia Đông Nam Á đang được đánh giá là những điểm đến lý tưởng hàng đầu cho những người muốn có triển vọng thu nhập cao. 
Năm nay, Singapore đang dẫn đầu bảng xếp hạng về kinh tế (Expat Explorer Economics league table). 4 quốc gia khác trong khu vực cũng nằm trong danh sách hàng đầu này bao gồm Thái Lan (thứ 3), Hồng Kông (thứ 4), Trung Quốc (thứ 7) và Việt Nam (thứ 10).
Những điểm chính trong báo cáo kết quả khảo sát:
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Các chuyên gia nước ngoài giàu có đang đổ về đây, Singapore là điểm đến lý tưởng nhất
- Singapore đang là nước có số lượng chuyên gia nước ngoài giàu có nhất
Hơn 54% chuyên gia nước ngoài đang sinh sống tại Singapore tham gia cuộc khảo sát có thu nhập hàng năm lên đến hơn 200.000USD
Tỷ lệ trung bình toàn cầu có mức thu nhập tương tự7%
- Nhiều chuyên gia có thu nhập sau thuế tăng lên khi đến Đông Nam Á
Singapore: 80% (các chuyên gia nước ngoài có thu nhập sau thuế tăng khi đến Singapore)
Hồng Kông: 79%
Malaysia72%
Trung Quốc69%
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (1)
Singapore là điểm đến lý tưởng cho những chuyên gia nước ngoài giàu có nhất. Các nước châu Á khác đang đứng đầu bảng xếp hạng về thu nhập người nước ngoài gia tăng cao nhất.
KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Tình hình khả quan nhưng nhiều chuyên gia nước ngoài chỉ dự định sinh sống tạm thời tại đây
- Mức độ hài lòng với nền kinh tế rất cao
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (2)
- Số chuyên gia có thu nhập tăng lên khi đến Trung Đông cao hơn tỷ lệ trung bình thế giới
Qatar67% (số chuyên gia nước ngoài có thu nhập sau thuế cao hơn kể từ khi chuyển đến Qatar)
Bahrain66%
Oman65%
Thế giới52%
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (3)
Ý nguyện rời đi không phải là do các chuyên gia nước ngoài không hài lòng với công việc tại nước sở tại, mà do các chuyên gia nước ngoài làm việc tại khu vực này có liên hệ chặt chẽ với quê hương mạnh mẽ hơn các chuyên gia nước ngoài nói chung.
- Xu hướng tìm kiếm cơ hội rời khỏi khu vực Trung Đông vẫn cao dù tương lai sáng lạn
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (4)

KHU VỰC CHÂU ÂU 
Các chuyên gia nước ngoài chọn cách cùng vượt qua khủng hoảng
- Mức độ hài lòng đối với các nền kinh tế ở châu Âu đang sụt giảm đáng kể
Tây Ban Nha: 92% (các chuyên gia nước ngoài không hài lòng đối với kinh tế Tây Ban Nha)
Anh: 68%
Pháp48%
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (5)

Mặc dù mức độ bi quan về nền kinh tế đang bao trùm lên toàn châu Âu, nhưng những chuyên gia nước ngoài tại đây vẫn đang chứng tỏ tâm lý vững vàng trước tình hình khó khăn chung.

- Hầu hết các chuyên gia nước ngoài vẫn quyết định ở lại châu Âu
Muốn giàu? Hãy đến Đông Nam Á (6)


Kỳ Anh
Theo TTVN/expatexplorer.hsbc.com
Flag Counter